Một trong những loại thuốc được sử dụng để chữa bệnh đau dạ dày khá phổ biến hiện nay là Omeprazol. Vậy thành phần của thuốc là gì? Công dụng ra sao? Cách dùng như thế nào? Để tìm được lời giải đáp chính xác nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết ngay sau đây.
Thông tin về thuốc đau dạ dày Omeprazol
Omeprazol có các tên biệt dược khác là Abacid, Drivo, Bicasan. Đây là một trong những loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về dạ dày. Những thông tin về loại thuốc này sẽ được chúng tôi trình bày ngay sau đây.
1. Thành phần thuốc đau dạ dày Omeprazol
Loại thuốc chữa đau dạ dày chỉ có một thành phần duy nhất là Omeprazole với liều lượng 20g. Với thành phần như vậy, loại thuốc này có cơ chế tác động chữa bệnh như sau:
+ Dược lực: Đây là chất vô cùng công hiệu trong việc ức chế quá trình tiết dịch vị acid trong dạ dày. Bằng việc khóa hệ thống bơm proton K+, H+, ATPase của thành dạ dày, dịch vị acid trong dạ dày sẽ không được tiết ra nữa từ đó làm giảm lượng acid trong dạ dày – một trong những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày vì vậy bệnh sẽ dần được cải thiện.
+ Dược động học: Với đặc điểm bị phân hủy trong môi trường có nồng độ acid cao, vì thế thuốc được bào chế ở dạng viên bao. Với cách bào chế này thuốc sẽ không tan ra và không được hấp thụ trong dạ dày mà chỉ khi xuống tá tràng và ruột non chúng mới được phân hủy. Khoảng 1 giờ sau khi uống thuốc mới phát huy tác dụng, đạt hiệu quả tốt nhất sau 2 giờ và sẽ được hấp thu hết trong khoảng thời gian từ 3 – 6 giờ tiếp theo. Sau đó bị sinh biến đổi bởi những cơ quan khác và được bài tiết thông qua nước tiểu và phân.
2. Tác dụng của thuốc đau dạ dày Omeprazol
Với thành phần và sự tác động của dược và động lực học như đã nêu, Omeprazol có các công dụng như sau:
+ Được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng lành tính.
+ Chữa bệnh barrett thực quản, trào ngược dạ dày – thực quản.
+ Khi phối hợp với các loại thuốc kháng sinh, chúng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp – nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau dạ dày.
+ Ngăn chặn nguy cơ bị viêm loét dạ dày – tá tràng do chứng NSAIDs.
+ Được sử dụng để điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.
3. Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định đối với các trường hợp mẫn cảm với thành phần Omeprazole của thuốc.
4. Tác dụng phụ
Cũng tương tự như các loại thuốc tây khác, khi sử dụng Omeprazol chữa đau dạ dày cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:
+ Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn cảm giác.
+ Buồn nôn và nôn, gây đau bụng, chướng hơi, táo bón.
+ Sử dụng thuốc có thể bị nổi mề đay, phát ban trên da. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
+ Có thể gây ra tình trạng lú lẫn, bị ảo giác, rối loạn thính giác, trầm cảm khi sử dụng cho người cao tuổi.
+ Làm tăng tạm thời chất transaminase.
+ Có thể bị đổ mồ hôi nhiều, khi quá mẫn cảm với thành phần của thuốc sẽ gây phù mạch, sốc phản vệ.
+ Gây mất bạch cầu hạt, làm giảm bạch cầu, tiểu cầu, làm giảm các tế bào mạch máu ngoại biên.
Chính vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ, do đó trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách sử dụng tốt nhất, đồng thời sau khi sử dụng cần phải theo dõi tình trạng cơ thể của mình, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường cần phải tìm cách xử lý ngay.
5. Liều lượng – cách dùng của Omeprazol 20mg
+ Đối với viên uống:
- Điều trị loét tá tràng: Uống 1 lần 20mg/ ngày, sử dụng từ 2 – 4 tuần.
- Chữa viêm loét dạ dày: Sử dụng 1 nang 20mg mỗi ngày trong thời gian từ 1 – 2 tháng.
- Sử dụng thuốc để điều trị viêm thực quản, trào ngược dạ dày – thực quản: Mỗi ngày dùng từ 20 -40mg, dùng liên tục từ 4 – 8 tuần (tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà thời gian điều trị dài hay ngắn). Sau thời gian trên, người bệnh duy trì sử dụng với liều lượng 20mg/ ngày đến khi khỏi bệnh.
- Chữa hội chứng Zollinger – Ellison: Với hội chứng này, người bệnh cần phải sử dụng với liều lượng 60mg/ ngày. Trường hợp bệnh nặng tăng lên 80mg/ ngày. Khi đó lượng thuốc này phải được chia ra thành 2 lần uống trong ngày. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào yêu cầu điều trị lâm sàng.
+ Với dạng tiêm:
Khi sử dụng thuốc Omeprazol dưới dạng tiêm, cần thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ.
6. Thận trọng khi dùng thuốc Omeprazol
+ Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cũng nên chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của mình trước sau đó mới mua thuốc để sử dụng.
+ Vì đây là loại thuốc ức chế tiết dịch vị acid trong dạ dày, do đó nó sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn trong dạ dày phát triển.
+ Không nên sử dụng cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú vì chúng có thể gây ngộ độc bào thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
+ Do thuốc gây buồn ngủ, vì thế không được uống thuốc trước khi lái xe hoặc vận hành máy móc.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc điều trị đau dạ dày Omeprazol. Nếu các bạn đang có ý định sử dụng loại thuốc này để điều trị bệnh thì đây sẽ là một bài viết hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, bạn cũng nên đi thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách dùng tốt nhất đảm bảo an toàn cho bản thân. Chúc các bạn mau khỏe!
Có thể bạn muốn xem
Tôi uống thuốc omerazol thì bị dị ứng nổi mề đay phát ban . Tôi có uống thuốc chống dị ứng, nhưng khi ngưng thuốc thì bị tái dí ứng . Tôi phải làm sao và đến đâu điều trị ?