Thiếu máu cục bộ đường ruột là một trong những bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể gây tử vong. Vậy thì nguyên nhân do đâu gây nên tình trạng này và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này thông qua bài viết ngay sau đây.
Thông thường đường ruột của chúng ta sẽ được máu đi theo các động mạch đến để nuôi dưỡng, cung cấp đầy đủ các chất cần thiết, đảm bảo cho hoạt động tiêu hóa thức ăn được diễn ra một cách bình thường. Nhưng khi có một vấn đề nào đó khiến cho các động mạch bị tắc nghẽn, lượng máu đi nuôi dưỡng đường ruột bị giảm xuống dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ ở cơ quan này.
Khi bị thiếu máu cục bộ đường ruột, người bệnh thường có biểu hiện đau bụng đột ngột từ nhẹ đến nặng, đau chướng bụng, nôn, nhu cầu cấp thiết đi tiêu, khi đi đại tiện thì phân có lẫn máu. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả ruột non và ruột già (đại tràng) gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là gây tử vong. Vì thế việc tìm hiểu rõ chứng bệnh này và đề ra được cách điều trị phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về nguyên nhân và cách điều trị chứng bệnh này, hãy cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu máu cục bộ đường ruột?
Thiếu máu cục bộ đường ruột xuất phát từ nguyên nhân lưu lượng máu đến đường ruột bị giảm so với thông thường. Những yếu tố có thể gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ đường ruột bao gồm:
+ Người bệnh đã và đang bị viêm đại tràng dẫn đến chứng thiếu máu cục bộ đường ruột.
+ Tình trạng tích tụ cholesterol trên thành động mạch gây xơ vữa động mạch và làm tắc nghẽn động mạch, khiến máu không thể lưu thông đến đường ruột.
+ Trong động mạch cung cấp máu cho đại tràng xuất hiện các cục máu đông.
+ Những người có các vấn đề về như bị mô sẹo, các khối u, bị thoát vị cũng thường làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến thiếu máu cục bộ đường ruột.
+ Các rối loạn về đông cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch.
+ Người bị viêm tụy mãn tính hoặc cấp tính có nguy cơ bị viêm mạc treo, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến đường ruột.
Ngoài ra, một số vấn đề như nhiễm trùng ổ bụng, chấn thương vùng bụng, người bị viêm loét đại tràng, viêm túi thừa hoặc bệnh Crohn, những người có các vấn đề về phụ khoa hay liên quan đến tim cũng là những yếu có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu cục bộ đường ruột.
Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào thì khi thiếu máu cũng sẽ dẫn đến vấn đề thiếu oxy để nuôi tế bào, các tế bào ngày càng yếu đi và bị chết. Khi những tế bào cũ bị chết đi mà cơ thể lại không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết để tổng hợp và sản sinh ra tế bào mới sẽ dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Do đó nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường thì các bạn nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Điều trị thiếu máu cục bộ đường ruột bằng cách nào?
Thiếu máu cục bộ đường ruột là căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm có thể sẽ gây ra các biến chứng như làm tổn hại mô ruột, mất máu đường ruột hoặc có thể bị tử vong do thiếu máu quá nhiều. Tuy nhiên đây là căn bệnh có thể chữa trị được.
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người mà các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Đối với thiếu máu cục bộ đại tràng:
Với những trường hợp được chẩn đoán bị thiếu máu cục bộ đại tràng, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng. Nếu người bệnh gặp các vấn đề khác như bị suy tim sung huyết, tim đập bất thường thì sẽ được chống chỉ định các loại thuốc có thể làm giãn mạch máu như thuốc chữa đau nửa đầu, thuốc tim.
Trong trường hợp ruột đã bị hoại tử thì người bệnh sẽ phải làm phẫu thuật cắt bỏ những mô đã chết, hoặc giải phẫu để loại bỏ phần động mạch bị tắc nghẽn.
+ Với tình trạng mạc treo mãn tính gây thiếu máu cục bộ đường ruột:
Để điều trị chứng thiếu máu cục bộ đường ruột do viêm mạc treo mãn tính, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật đặt stent trong động mạch để mở rộng hoặc cắt bỏ phần động mạch bị tắc nghẽn nhằm khôi phục lại lưu lượng máu lưu thông đến ruột.
+ Thiếu máu cục bộ mạc treo:
Nếu như bị thiếu máu cục bộ đường ruột do viêm mạc treo thì người bệnh sẽ được chỉ định làm phẫu thuật cắt bỏ khối máu đông để lưu thông máu hoặc để sửa lại phần ruột bị hoại tử. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh để sử dụng kèm để ngăn nguy cơ cục máu đông hình thành, làm giãn mạch máu hoặc làm tan cục máu đông.
Trên đây là những nguyên nhân và các cách điều trị bệnh thiếu máu cục bộ đường ruột. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như là cách điều trị chứng bệnh này. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát và tránh mắc bệnh, bạn cũng nên xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học, thường xuyên vận động thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cho bản thân. Chúc các bạn luôn khỏe!
Có thể bạn muốn xem
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!