Tắc nghẽn dạ dày – hẹp môn vị là một trong những bệnh lí tiêu hóa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu các chất. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng tắc nghẽn dạ dày. Những cách điều trị phù hợp cho vấn đề này như thế nào?
Nguyên nhân gây tắc nghẽn dạ dày
Tắc nghẽn dạ dày – hẹp môn vị là một hậu quả của các bệnh lí dạ dày, gây ảnh hưởng đến tình trạng lưu thông của dạ dày. Đây không phải là một bệnh lí thực thể.
Có 2 nhóm nguyên nhân phổ biến thường gặp gây ra các vẫn đề về hẹp môn vị – tắc nghẽn dạ dày. Trong đó bao gồm:
- – Tắc nghẽn dạ dày do các bệnh lành tính gây ra chiếm 37% trong những trường hợp tắc nghẽn dạ dày. Đây thường là hệ quả gặp phải do các biến chứng trong điều trị các bệnh lí dạ dày – tiêu hóa hoặc những tổn thương từ những bệnh lí dạ dày trước đó. Thông thường, tắc nghẽn dạ dày do các bệnh lí lành tính có thể đến từ các nguyên nhân: polyp dạ dày, hẹp môn vị, tá tràng bẫm sinh dạng mạng lưới, tình trạng sỏi mật, bệnh nhân nuốt phải axit, baz gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- – Ngoài các nguyên nhân lành tính gây tắc nghẽn dạ dày, có khôn ít trường hợp xuất phát tình trạng tắc nghẽn dạ dày do các bệnh lí ác tính. Trong đó phổ biến nhất là các dạng ung thư ở hệ tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư nang, ung thư tuyến tụy, ung thư tá tràng,…
Các dấu hiệu tắc nghẽn dạ dày thường gặp
Tắc nghẽn dạ dày thường khiến cho bệnh nhân gặp phải các dấu hiệu chính như:
- – Cảm giác buồn nôn và nôn. Cảm giác nôn thường xuất hiện sau khoảng 1h sau khi ăn.
- – Dịch nôn thường không có mật, trong dịch nôn kèm theo những thức ăn chưa được tiêu hóa.
- – Cảm giác đau bụng thường xuyên, khó chịu.
Thăm khám lâm sàng tắc nghẽn dạ dày
Khi thăm khám lâm sàng tắc nghẽn dạ dày thường có các dấu hiệu:
- – Mất nước.
- – Suy dinh dưỡng.
- – Sút cân.
- – Có dấu hiệu tăng sản xuất HCO3 trong huyết tương.
- – Tăng bài tiết Kali và giữ lại Na khiến cho tình trạng hạ Kali trong máu trở nên nặng nề.
Có thể bạn quan tâm:
Điều trị tắc nghẽn dạ dày
Tắc nghẽn dạ dày thường được điều trị bằng các biện pháp:
- – Điều trị bằng phẫu thuật trong các trường hợp sẹo, xơ hóa gây tắc nghẽn.
- – Điều trị bằng thuốc trong các trường hợp viêm cấp tính, tắc nghẽn do phù nề.
- – Sau 48 – 72 giờ điều trị bằng thuốc mà không cải thiện tình trạng bệnh có thể cân nhắc phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.
Một số trường hợp bệnh nhân không được tiến hành phẫu thuật như:
- – Bệnh nhân tắc nghẽn dạ dày có khối u đang tiến triển.
- – Bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng cần hoãn phẫu thuật để bù dinh dưỡng cho đường tiêu hóa.
- – Chống chỉ định phẫu thuật có liên quan đến các điều kiện y tế.
Với một số thông tin cần biết về nguyên nhân và cách điều trị tắc nghẽn dạ dày, bạn có thể nắm vững và chủ động xử trí đối với các vấn đề về sức khỏe này. Can thiệp sớm là một trong những yếu tố giúp cải thiện sớm tắc nghẽn dạ dày cũng như các vấn đề về sức khỏe khác. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!