Những tác dụng phụ của thuốc trị hp người bệnh cần lưu ý

Sau khi tiến hành xét nghiệm vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hợp lý. Trong phác đồ điều trị có thuốc kháng sinh giúp loại bỏ vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những tác dụng phụ của thuốc trị hp mà người bệnh cần lưu ý.

Những tác dụng phụ của thuốc trị hp bạn cần biết

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ Hp là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, các loại thuốc chống lại vi khuẩn Hp đều có những tác dụng phụ tác động lên cơ thể người bệnh, cụ thể như:

– Đối với thuốc Amoxicilin: Đây là loại kháng sinh nằm trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp nhờ tác dụng cao hỗ trợ điều trị bệnh cao và không có hiện tượng kháng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp Amoxicilin có thể gây sôi bụng, nôn, buồn nôn, đi ngoài, viêm đại tràng màng giả,… cho bệnh nhân.

– Thuốc Clarithromycin: Loại thuốc này thuộc nhóm kháng sinh macrolid bán tổng hợp. Clarithromycin có khả năng tiêu diệt đến 50% vi khuẩn Hp khi dùng thuốc đơn độc. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, ngứa, ban đỏ, nổi mề đay. Trong một số trường hợp hiếm gặp đó là ảnh hưởng chức năng gan, tăng bilirubin huyết thanh, tăng bạch cầu eosin,…

Những tác dụng phụ của thuốc trị hp

Thuốc kháng sinh điều trị Hp có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

– Metronidazol và Tinidazol là hai loại kháng sinh thuộc nhóm 5 nitro imidazol có tác dụng mạnh trong diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc đơn độc sẽ dễ gây ra tình trạng kháng thuốc phát triển nhanh. Hai loại thuốc này dùng trong thời gian ngắn có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, phát ban… dùng kéo dài thường gây mất vị giác.

Ngoài ra, trong phác đồ điều trị bệnh đau dạ dày còn có các loại thuốc nhằm tái tạo vết thương và phục hồi chức năng của dạ dày. Các loại thuốc này cũng có thể gây ra tác dụng phụ như:

– Thuốc kháng histamin H2: Nhóm này bao gồm Cimetidin và Ranitidin có thể gây ức chế histamin H2 làm cản trở quá trình bài tiết dịch vị. Tuy nhiên 2 loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: rối loạn thần kinh, tăng creatinin máu, tăng men gan, giảm bạch cầu, các vấn đề về tim mạch, đau đầu, giảm tiểu cẩu trong máu, tiêu chảy,…

– Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm bài tiết acid. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt,…

– Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxid có tác dụng kháng axit, cắt cơn đau và điều trị các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên với Nhôm hydroxid có thể gây ra táo bón, tình trạng cơ thể thiếu phosphat gây nên loãng xương. Còn Magnesi hydroxid có thể gây ra tình trạng đắng miệng, buồn nôn và ảnh hưởng đến thận.

Giải pháp hạn chế các tác dụng phụ của thuốc

Khi dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, dị ứng. Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc gây ra, bạn cần thực hiện tốt và có thể áp dụng một số cách sau đây:

Tác dụng phụ của thuốc trị hp

Uống nhiều nước khi uống thuốc hạn chế các tác dụng phụ

+ Không sử dụng các chất kích thích trong quá trình uống thuốc.

+ Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, uống đủ liều lượng theo phác đồ điều trị.

+ Có thể bù điện giải bằng oresol nếu người bệnh gặp phải tình trạng tiêu chảy.

+ Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, chia nhỏ bữa ăn, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

+ Áp dụng một số cách làm từ dân gian như uống trà gừng, uống giấm táo hoặc ăn tỏi, ăn sữa chua.

+ Nên uống nhiều nước để giúp giảm khô miệng, trong điều kiện bình thường, lượng nước cần cho một cơ thể là khoảng 2 lít nước mỗi ngày là đủ.

+ Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục, làm việc điều độ, giảm stress căng thẳng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là một số chia sẻ về các loại thuốc và tác dụng phụ của thuốc trị hp người bệnh cần lưu ý. Tốt nhất, nếu không may gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời.

→ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

Cập nhật lúc 00:18 - 12/09/2021

Bình luận

  1. Lê Thị Huệ Trả lời

    Cho hỏi, mình đang uống thuốc điều trị vi khuẩn Hp nhưng lại bị trĩ nội, uống thuốc 1 ngày là phát bệnh trĩ nội, mới đầu là máu cục sau là máu tươi, kèm theo triệu chứng sôi bụng và xì hơi. Không biết có phải do thuốc không?Mong được giúp đỡ!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.