Stress, béo phì, thói quen ăn uống không lành mạnh… là những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày mà chúng ta thường gặp phải nhất. Nhưng phần lớn chúng ta đều không hiểu rõ tại sao những lý do này lại gây nên bệnh hoặc làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy nên tìm hiểu sâu hơn để hiểu hơn về căn bệnh này, từ đó có các biện pháp phòng chống và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh đau dạ dày, thậm chí đến cả trẻ nhỏ cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Thực chất đây là hiện tượng các chất dịch trong dạ dày như pepsine, HCl, dịch mật… trào ngược lên thực quản làm xuất hiện hàng loại các triệu chứng: buồn nôn, đau tức ngực, nóng rát ở cổ họng,… Căn bệnh này xuất hiện không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn mà còn dẫn đến rối loạn của hàng loạt cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy việc tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh là hết sức cần thiết.
8 nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thường gặp
Không chỉ một mà có rất nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày mà chúng ta rất hay gặp phải. Theo bác sĩ Trần Bình Minh (Chuyên khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bình Dân): “Những triệu chứng trào ngược dạ dày làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nhưng việc phòng chống bệnh cũng không quá khó khăn vì khi chúng ta biết được các nguyên nhân gây bệnh thì việc áp dụng các biện pháp hạn chế bệnh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.”
Chúng ta thường mắc bệnh trào ngược dạ dày do những nguyên nhân sau:
1/ Stress
Cuộc sống càng ngày càng bận rộn làm chúng ta thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, stress từ học tập, công việc, gia đình cũng như các mối quan hệ xã hội. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc hàng loạt bệnh, nhất là các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó điển hình là bệnh trào ngược dạ dày. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày mà nhiều bệnh nhân gặp phải nhất hiện nay.
Thực chất đây không phải là tình trạng ngẫu nhiên mà là một hiện tượng trong cơ thể đã được các nhà khoa học nghiên cứu và lý giải. Khi hệ thống thần kinh bị căng thẳng trong thời gian dài sẽ sản sinh ra rất nhiều hoạt chất cortisol. Trong khi đó cortisol có thể làm vô hiệu hóa các phản ứng tự bảo vệ của dạ dày, đồng thời làm gia tăng số lượng các acid HCl và pepsine làm cho tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện thường xuyên hơn.
Đó là chưa kể đến khi căng thẳng stress sẽ tạo áp lực lên cơ thắt thực quản làm cho hoạt động của cơ này yếu dần và bệnh trào ngược dạ dày sẽ có xu hướng trầm trọng hơn.
2/ Viêm loét dạ dày, tá tràng
Đây cũng là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa mà chúng ta thường gặp phải nhất. Viêm loét dạ dày gây ra hàng loạt những tổn thương xuất hiện ở niêm mạc dạ dày. Lúc này dịch acid ở dạ dày xuất hiện nhiều hơn làm cho những cơn trào ngược xuất hiện thường xuyên hơn. Hoạt động của dạ dày ngưng trệ cũng làm cho việc co thắt thực quản trở nên bất thường dễ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.
3/ Thói quen ăn uống không lành mạnh
Nhiều bạn vẫn duy trì những thói quen ăn uống không lành mạnh khiến cho những cơn trào ngược dạ dày xuất hiện thường xuyên hơn. Cụ thể việc thường xuyên ăn uống không đúng giờ sẽ làm tổn hại đến sức khỏe cũng như niêm mạc dạ dày. Khi dạ dày bị tổn thương, niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều dịch cũng làm cho tình trạng trào ngược xảy ra thường xuyên hơn.
Dạ dày của chúng ta đã hoạt động suốt cả ngày nên buổi tối hoạt động của nó sẽ ít nhiều kém linh hoạt hơn. Việc ăn quá nhiều vào buổi tối đặc biệt là trước khi đi ngủ khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn dễ làm cho dịch vị tiết ra nhiều hon. Điều này không chỉ làm cho tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên mà kèm theo đó là viêm loét dạ dày tá tràng.
Ăn quá nhanh cũng làm cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn. Điều này sẽ làm cho thức ăn tồn đọng lại trong dạ dày, lượng axit tiết ra nhiều hơn và trào ngược dạ dày xảy ra chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi.
4/ Những yếu tố bẩm sinh
Trào ngược dạ dày không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn xuất hiện ở cả trẻ nhỏ với biểu hiện cụ thể là tình trạng nôn trớ. Điều này không khó lý giải bởi các biểu hiện trào ngược xuất hiện sớm thường do dị tật từ khi sinh ra hoặc do ảnh hưởng từ bệnh tật. Đó là do các bệnh như: sa dạ dày, yếu cơ thắt thực quản…
Thông thường những triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh sẽ tự mất đi khi bé lớn lên, các cơ quan trong cơ thể phát triển đầy đủ. Chính vì vậy mà cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tìm cách khắc phục tạm thời những bất tiện khi bị bệnh này: sử dụng gối chống trào ngược, cho bé ăn thức ăn dễ tiêu hóa.
5/ Chứng béo phì
Việc không kiểm soát thực phẩm sử dụng hàng ngày sẽ làm cho cân nặng lên liên tục và dẫn đến bệnh béo phì. Khi cơ thể quá nặng thì lượng mỡ dư thừa sẽ gây áp lực cho dạ dày và cơ thắt của dạ dày khiến cho lực trương của dạ dày trở nên khó khăn hơn. Việc tiêu hóa gặp khó khăn sẽ làm cho thức ăn bị giữ lại khiến cho lượng acid tăng lên đột biến dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên hơn.
6/ Chức năng tiêu hóa kém
Đây là trường hợp xảy ra với những người có thể trạng yếu và những người lớn tuổi. Vì lúc này cơ thắt thực quản sẽ suy yếu khiến cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy mà thức ăn bị giữ lại và tăng lượng acid trong dạ dày khiến cho tình trạng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
7/ Nhiễm khuẩn
Cụ thể ở đây chúng tôi muốn nhắc đến là tình trạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn Hp gây ra. Đây là loại vi khuẩn ở dạng xoắn, rất phát triển trong niêm mạc của dạ dày và gây ra nhiều bệnh về dạ dày. Tình trạng nhiễm khuẩn vi khuẩn Hp có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
8/ Di chứng sau phẫu thuật
Sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị các bệnh dạ dày nếu chúng ta không thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ và có biện pháp chăm sóc hợp lý thì rất dễ dẫn đến biến chứng, trong đó có tình trạng trào ngược dạ dày. Đó là do khi phẫu thuật làm ảnh hưởng đến khả năng đóng mở của van co thắt dạ dày.
Trong trường hợp này cần phải đến gặp bác sĩ ngay để khắc phục tình trạng trào ngược sau phẫu thuật. Điều này cũng là để tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra bất kì lúc nào.
Đọc tới đây có lẽ bạn đã có thể trả lời được tại sao có quá nhiều người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Bệnh có thể xuất hiện do bẩm sinh, thói quen ăn uống sinh hoạt, do mắc bệnh về đường tiêu hóa, biến chứng trong quá trình điều trị bệnh.
Một số lưu ý khi mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày không quá khó để điều trị nhưng càng để lâu những biến chứng sẽ càng nặng và bệnh dễ phát triển sang giai đoạn nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: hẹp thực quản, viêm đường hô hấp, barret thực quản… thậm chí ung thư thực quản. Vì vậy khi mắc bệnh này người bệnh cần lưu ý một vài điều như sau:
- Giữ cho tinh thần thật thoải mái, tránh hiện tượng căng thẳng stress là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày mà chúng ta thường gặp phải nhất.
- Dùng các biện pháp dân gian để điều trị trào ngược dạ dày cũng khá hiệu quả và mang tính an toàn cao. Nhưng chú ý là các cách dân gian chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ. Người bệnh có thể tham khảo cách chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng cây thì là, đu đủ, hoa cúc Đức, gừng, dấm táo…
- Người bệnh cũng nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị theo các loại thuốc được nghiên cứu và giới thiệu hiện nay. Sau khi đã tiến hành kiểm tra, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được bệnh và vạch ra phác đồ điều trị phù hợp. Việc dùng thuốc cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được thay đổi liều lượng cũng như thành phần của loại thuốc. Nếu bệnh ngày một trầm trọng hoặc có những phản ứng bất thường thì cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp can thiệp. Ngoài việc sử dụng thuốc, bác sĩ cũng có thể chỉ định các biện pháp phẫu thuật để chữa trào ngược dạ dày. Chính vì vậy hãy đến những cơ sở uy tín để được tư vấn cặn kẽ và được điều trị bằng những dịch vụ tốt nhất.
- Người bệnh nên kiểm soát trào ngược dạ dày bằng cách xây dựng thói quen ăn uống khoa học. Việc ăn đúng giờ, ăn chậm nhai kĩ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế được các triệu chứng bệnh. Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau củ quả và trái cây tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ việc điều trị bệnh. Ngoài ra không nên ăn thực phẩm quá chua, cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích không tốt cho hoạt động của dạ dày, làm cho những biểu hiện bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, giải tỏa căng thẳng và làm cho dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
Như vậy có rất nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày nhưng chúng ta vẫn có cách phòng tránh hiệu quả nếu áp dụng đúng cách. Chính vì vậy nếu không may mắc bệnh bạn đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng thoải mái để tìm các biện pháp chữa trị thực sự hiệu quả. Cách tốt nhất hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn cách chữa trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp để nhanh chóng hạn chế được những biểu hiện bệnh trong thời gian ngắn. Chúc bạn nhanh chóng lành bệnh.
Người bệnh nên tham khảo thêm:
Bài được quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!