1. Người béo phì, thừa cân
Theo một số thống kê cho thấy, người bị béo phì, thừa cân có tỷ lệ ung thư cao gấp hai lần so với người có trọng lượng bình thường. Mặc dù chưa có một bằng chứng rõ ràng nào về vấn đề này, nhưng để bảo vệ mình khỏi ung thư dạ dày, bạn nên kiểm soát thật tốt cân nặng của mình.
2. Những người có cùng huyết thống với bệnh nhân bị ung thư dạ dày
Nếu trong gia đình có người đã từng mắc bệnh ung thư hoặc có người thân cách từ 2 đến 3 thế hệ bị bệnh đặc biệt là những bệnh về đường tiêu hóa thì nguy cơ bạn mắc ung thư dạ dày thường sẽ cao hơn những người bình thường. Bởi người bệnh có thể di truyền những gen xấu sang cho thế hệ sau, hoặc khi cùng sống chung với người bệnh trong một nhà thì những thói quen về ăn uống, sinh hoạt sẽ giống nhau dẫn đến nguy cơ mắc bệnh giống nhau.
3. Người mắc các bệnh lý về dạ dày
Những người đã hoặc đang bị các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày mãn tính, loét dạ dày… thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Nhất là với những trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn Hp gây ra.
Ngoài ra những người bị viêm teo niêm mạc hoặc bị hội chứng đa polyp tuyến tính cũng là đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao.
Nếu như đã từng bị bệnh, tốt nhất là bạn nên thường xuyên thăm khám để nắm rõ tình trạng bệnh, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì bạn nên điều trị ngay..
4. Những người có chế độ ăn uống không lành mạnh
+ Người thường xuyên sử dụng các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các đồ ăn được chế biến sẵn, đóng hộp, đồ nướng…
Thường xuyên sử dụng các loại thức ăn sẵn, chứa nhiều dầu mỡ là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày. Bởi vì những thức ăn sẵn thường chứa nhiều dầu mỡ gây khó tiêu, tạo áp lực cho dạ dày. Hơn nữa những loại thực phẩm này như thịt nướng, dưa cà muối… thường không được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc quá hạn, chúng còn tích lũy nhiều chất nguy cơ gây ung thư như nitrates, nitrites…
Vì vậy, nếu muốn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư thì nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.
+ Người hay sử dụng các chất kích thích, các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá…
Các chất kích thích, các đồ uống chứa cồn và gas chính là một trong những thủ phạm hàng đầu gây bệnh ung thư dạ dày. Bởi lẽ những chất này khi đi vào cơ thể, cụ thể là dạ dày sẽ dần phá hủy thành dạ dày, ăn mòn lớp niêm mạc và dẫn đến những bệnh lý về dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra, uống bia nhiều còn gây hại cho gan, hút thuốc nhiều dễ dẫn đến bệnh ung thư phổi. Chính vì thế nên tránh sử dụng những loại sản phẩm này để không dẫn đến tình trạng “lợi bất cập hại”.
+ Người có chế độ ăn uống thất thường, thường xuyên ăn khuya
Những người thường xuyên bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ thường có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao. Bởi ở những người này, hệ tiêu hóa hoạt động không được bình thường kèm theo việc thường xuyên ăn khuya sẽ làm cho dạ dày chịu áp lực lớn trong việc tiêu hóa thức ăn. Lâu dần, tình trạng này sẽ phá hủy dạ dày, gây ra các bệnh về dạ dày và nặng hơn là dẫn đến ung thư.
Thông qua đó ta thấy những người có chế độ ăn uống không lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao. Chính vì vậy mà việc xây dựng được cho mình một chế độ ăn uống hợp lý là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mình.
5. Người cao tuổi
Những người trên 50 tuổi thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn những người trẻ. Bởi khi ở độ tuổi này hệ miễn dịch sẽ bị suy yếu nghiêm trọng, do đó thường dễ mắc bệnh trong đó có bệnh ung thư dạ dày.
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các bạn nên thường xuyên đi thăm khám định kỳ, phải duy trì môi trường sống thoải mái và phải điều trị ngay nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra.
Chúc các bạn luôn khỏe!
Bài viết tham khảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!