Hiện nay có rất nhiều người đang gặp phải tình trạng đau thượng vị. Do đó, nhu cầu tìm kiếm các loại thuốc để khắc phục hiện tượng này không ngừng tăng lên. Không ít độc giả đã đặt vấn đề cho chuyên khoa dạ dày “Đau thượng vị nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?”.
“Chào bác sĩ, gần đây tôi thường xuyên bị đau vùng thượng vị, nhất là sau những bữa ăn no. Có dùng một số mẹo dân gian nhưng thấy tình hình vẫn không được cải thiện. Tôi tính đi khám mà chưa sắp xếp được thời gian. Nhưng cứ đau suốt thế này thì khó chịu lắm. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi đau thượng vị nên uống thuốc gì? Tôi xin cảm ơn!”
Nguyễn Thị Thảo Nguyên – 36 tuổi – TP.HCM
Bạn Thảo Nguyên thân mến!
Đau thượng vị hiện đang là tình trạng khá phổ biến do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. “Đau thượng vị nên uống thuốc gì?” là vấn đề không chỉ bạn mà rất nhiều độc giả đã đặt ra cho chuyên mục chúng tôi. Với vấn đề mà bạn và mọi người đang thắc mắc, chúng tôi xin được tư vấn cụ thể ngay sau đây.
Đau thượng vị nên uống thuốc gì? Chuyên gia giải đáp
Đau vùng thượng vị là tình trạng thường gặp gây nhiều tác động tiêu cực cho người bệnh. Đặc biệt sẽ nghiêm trọng hơn khi những cơn đau xuất hiện thường xuyên ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Khi gặp phải tình trạng đau thượng vị, mọi người cần nhanh chóng điều trị. Việc sử dụng các loại thuốc Tây thường sẽ là phương án được nghĩ tới đầu tiên.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề “Đau thượng vị nên uống thuốc gì?”, Bác sĩ Trần Nam Anh (Nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa – Bệnh viện nhân dân Gia Định) cho hay: “Đau thượng vị là tình trạng đau nhức xuất hiện ở khu vực trên rốn và dưới xương ức với nhiều mức độ khác nhau. Nếu chỉ đau râm ran khi sử dụng đồ ăn cay nóng hay thực phẩm dễ gây kích ứng thì không có gì đáng quan ngại. Tuy nhiên tình trạng đau nhức cũng có thể do các bệnh lý về dạ dày gây nên.
Việc dùng các loại thuốc để ức chế triệu chứng đau thượng vị thường được chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Với sự phát triển của y học hiện nay thì có rất nhiều loại thuốc có thể giúp người bệnh cải thiện nhanh tình trạng này.”
Đối với tình trạng đau thượng vị, một số nhóm thuốc sau đây có thể được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định:
1. Thuốc làm giảm tiết acid dịch vị dạ dày
Dịch vị acid dạ dày đóng vai trò rất quan trọng đối với việc tiêu hóa thức ăn, giúp dạ dày thực hiện tốt chức năng của mình. Tuy nhiên, khi lượng acid trong dạ dày có xu hướng dư thừa thì cũng sẽ gây nên tình trạng đau hay khó chịu vùng thượng vị. Lúc này, để cải thiện triệu chứng đau thượng vị thì việc sử dụng các loại thuốc làm giảm tiết acid dạ dày là cần thiết.
Một số loại thuốc thường được chỉ định trong trường hợp này là:
- Omeprazole: Thuốc này có tác dụng khá nhanh trong việc ức chế dự bài tiết của acid trong dạ dày. Những tổn thương trong dạ dày gây đau thượng vị sẽ được kiểm soát chỉ trong khoảng 4 ngày sử dụng thuốc. Tuy nhiên tình trạng tổn thương có thể tái diễn khi chỉ sử dụng đơn độc Omeprazole.
- Esameprazole: Loại thuốc này được đánh giá khá cao trong việc giảm tiết acid dạ dày nhờ vào công thức đồng phân quang học S.
- Rapeprazole: Đây là thuốc tác dụng rất mạnh và nhanh, có thể cho kết quả ngay ngày đầu sử dụng. Khả năng ức chế acid dạ dày của thuốc này lên tới 88%.
Các loại thuốc này không chỉ được chỉ định trong trường hợp đau thượng vị do acid dạ dày dư thừa mà còn được dùng trong điều trị trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…
2. Các loại thuốc kháng acid
Nhôm hydroxit và Magesi hydroxit là hai thành phần chủ yếu có trong các loại thuốc kháng acid dạ dày. Tác dung chính của nhóm thuốc này đó là trung hòa lượng acid có trong dạ dày và nâng độ PH lên mức phù hợp. Hoạt tính của enzym pepsin sẽ có xu hướng giảm xuống khi mà nồng độ PH trong dạ dày tăng lên. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho niêm mạc dạ dày được tái tạo, từ đó giúp đẩy lùi triệu chứng đau thượng vị.
Một số thuốc kháng acid thường được sử dụng phổ biến đó là:
- Sucralfat: Có tác dụng tạo một hàng rào chắn để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động xấu từ pepsin, acid hay mật. Ngoài ra còn kích thích sản xuất dịch nhầy dạ dày và prostaglandin E2.
- Mucosta: Giúp kích thích quá trình sản sinh hoạt chất protaglandin có trong niêm mạc dạ dày. Hỗ trợ điều trị và chữa lành những tổn thương xuất hiện trên bề mặt niêm mạc. Kích thích làm tăng dịch nhầy và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tác nhân gây hại.
- Rebamipid: Có tác dụng cải thiện chất lượng dịch nhầy của dạ dày. Tăng lưu lượng máu và kích thích sản sinh tế bào niêm mạc dạ dày.
- Mylanta: Loại thuốc này được dùng khá nhiều để giúp ức chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây đau thượng vị. Ngoài ra các triệu chứng ợ nóng, ợ chua cũng nhanh chóng bị đẩy lùi.
Các loại thuốc kháng acid nói trên đều là thuốc điều trị triệu chứng có tác dụng tức thì giúp người bệnh cắt nhanh cơn đau. Tuy nhiên khi lượng acid bị giảm đi quá mức thì cũng sẽ khiến cho chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị ảnh hưởng xấu.
3. Thuốc diệt vi khuẩn HP
Nếu tình trạng đau thượng vị xuất hiện do dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP gây viêm loét thì một số loại thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP sẽ được chỉ định.
Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp này phải kể đến như:
- Am0-xicilline: Đây là loại kháng sinh rất bền khi ở trong môi trường acid, có tác dụng chống các loại trực khuẩn gram âm. Có thể tiêu diệt được vi khuẩn HP trong dạ dày nhờ quá trình ức chế sinh tổng hợp mucoptid của tế bào vi khuẩn.
- Imidaz0le: Đây là nhóm thuốc có khả năng tập trung khá nhiều ở niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó còn không bị ảnh hưởng bởi nồng độ pH và có nồng độ khá cao trong chất nhầy.
- Clarithmycin: Loại thuốc này được sử dụng khá phổ biến trong điều trị một số bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn. Thuốc được hoạt động bằng cách làm ức chế quá trình tăng trưởng của vi khuẩn mà vi khuẩn HP là một ví dụ điển hình.
Khi vi khuẩn HP bị tiêu diệt thì tình trạng tổn thương dạ dày cũng sẽ được hàn gắn. Từ đó triệu chứng đau thượng vị cũng sẽ nhanh chóng tiêu biến.
Bên cạnh đó, để giảm những con đau thượng vị cho người bệnh, các bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng thêm các thuốc giúp tạp màng bọc. Các thuốc được dùng nhiều như Bismuth, Silicate Al, CBS hay Silicate Mg…
Còn đối với tình trạng đau thượng vị do các bệnh lý về gan, mật hay tụy gây nên thì người bệnh cần phải thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời. Khi bệnh được điều trị hoàn toàn thì triệu chứng đau mới có thể biến mất.
Chắc hẳn, với những thông tin mà chúng tôi tư vấn, mọi người sẽ không còn thắc mắc “Đau thượng vị nên uống thuốc gì?”. Phần đa, tình trạng đau thượng vị là do các vấn đề về dạ dày và tá tràng gây nên. Mọi người nên sớm chủ động thăm khám để điều trị. Càng để lâu bệnh sẽ càng nặng nề rất khó chữa và tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm.
Hải Yến
Có thể bạn chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!