Mặc dù trào ngược dạ dày là một bệnh lý tiêu hóa, tuy nhiên người mắc phải bệnh này vẫn có thể gặp nhiều vấn đề về tai mũi họng do ảnh hưởng gián tiếp của bệnh gây ra. Phổ biến nhất là các biến chứng như ho, ù tai, khó chịu ở họng. Vì sao lại có tình trạng này? Làm cách nào để khắc phục?
Vì sao trào ngược dạ dày gây ho, ù tai, viêm họng?
Nhiều bệnh nhân khi đi khám sức khỏe răng miệng, tai mũi họng lại bất ngờ phát hiện ra mình bị trào ngược dạ dày. Thoạt nghe qua thì có vẻ khá khó hiểu, tuy nhiên đa số trường hợp trào ngược dạ dày lại có những tác động không mong muốn đến khu vực tai mũi họng. Y khoa gọi vấn đề này là viêm họng hoặc viêm thanh quản do trào ngược dạ dày (GERD – Gastroesophageal reflux disease).
Bệnh nhân gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày sẽ thường xuyên bị đẩy các dịch tiêu hóa, pepsin, dịch mật, cùng một lượng acid clohydric (HCl) từ dạ dày lên thực quản. Về ngắn hạn, tình trạng này thược chỉ gây ra một số vấn đề như: kích ứng niêm mạc thực quản gây viêm, sưng, đau vùng họng,… Tuy nhiên nếu không can thiệp sớm bạn còn có thể gặp phải những ảnh hưởng khác như:
- Viêm hầu họng mạn tính.
- Ù tai.
- Tăng tiết đàm, gây ra tình trạng ho.
- Viêm thành họng gây bít tắc lỗ vòi tai tạo cảm giác ù tai khó chịu.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
- Biến chứng hẹp thực quản, loét thực quản.
- Nguy cơ xấu nhất có thể dẫn đến tiền ung thư thực quản.
Chính vì những ảnh hưởng nguy hiểm của trào ngược dạ dày đối với khu vực tai, mũi, họng, nên bạn cần hết sức chú ý nhận diện rõ nguyên nhân và điều trị cho đúng cách.
Phân biệt viêm họng do trào ngược và viêm họng thông thường
Viêm họng do trào ngược và viêm họng thông thường có một số điểm tương đồng nhất định, tuy nhiên cũng có một số khác biệt nhất định. Ths.BS Ninh Hương Giang, BV E Hà Nội khuyên bệnh nhân chú ý một số dấu hiệu phân biệt 2 loại bệnh lý này như sau:
- Viêm họng do trào ngược thường có các biến chứng tiêu hóa đi kèm, phổ biến nhất là dấu hiệu nóng rát ngực, đau tức, ăn không tiêu, đầy hơi, bệnh nhân nấc nhiều, ợ hơi, ợ chua.
- Một số trường hợp viêm họng do trào ngược còn có thể gặp phải buồn nôn và nôn.
- Một số bệnh nhân có những dấu hiệu nhẹ, khó xác định, thường là khàn giọng, nghẹn vướng ở cổ họng, đau tức ngực,…
Viêm họng do trào ngược dạ dày thường kèm theo các bất thường về tiêu hóa
Khi viêm họng kèm theo các dấu hiệu bất thường như trên, bạn nên chủ động thăm khám sớm, tránh bệnh diễn tiến kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến điều trị, nhất là khi bệnh chuyển sang viêm họng mạn tính. Điều trị muộn có thể khiến bệnh tạo thành vòng lặp trào ngược – viêm họng khó chữa tận gốc.
Bệnh nhân mắc bệnh trào ngược nên biết:
Lời khuyên
Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, khi phát hiện trào ngược dạ dày – thực quản, ngoài điều trị sớm và tích cực, bệnh nhân cũng cần lưu ý:
- Dùng đúng thuốc, đúng liều, tuân thủ thời gian điều trị (ít nhất 8 tuần).
- Kiểm soát các yếu tố gây trào ngược trong lối sống và chế độ dinh dưỡng, thực phẩm hằng ngày.
Bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng – Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân dân 115
Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản không phải là vấn đề một sớm một chiều và có thể thực hiện vội vã, chính vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý theo dõi diễn tiến và tình trạng bệnh để việc điều trị sớm đạt hiệu quả như mong muốn. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!