Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn độc nhất vô nhị có thể sống trong môi trường dạ dày của cơ thể người, nó được tìm thấy ở hầu hết các bệnh nhân bị mắc ung thư dạ dày ở Việt Nam. Dưới đây là một số hình ảnh vi khuẩn Hp thủ phạm gây ung thư dạ dày, bạn có thể tham khảo để biết rõ hơn về loại vi khuẩn này.
Hình ảnh vi khuẩn Hp thủ phạm gây ung thư dạ dày
♣ Vi khuẩn Hp là gì?
Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori, được hai bác sỹ người Australia là Barry Marshall và Robin Warren mô tả lần đầu năm năm 1982. Vi khuẩn Hp trong dạ dày là loại vi khuẩn duy nhất có khả năng tồn tại trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày con người.
Hình ảnh đáng sợ về kẻ gây nên bệnh ung thư dạ dày
Theo ước tính có đến 70% người trưởng thành ở Việt nam bị nhiễm khuẩn Hp và nếu không hỗ trợ điều trị dứt điểm thì có thể dẫn đến 20% sẽ bị viêm loét dạ dày và khoảng 2% trong đó có khả năng bị ung thư dạ dày, căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người.
♣ Vi khuẩn Hp tồn tại ở đâu?
Các chuyên gia đánh giá, vi khuẩn Hp dạ dày là chủng vi khuẩn có khả năng lây lan rất mạnh. Khi vào trong cơ thể người, vi khuẩn H. pylori có thể được tìm thấy tại 3 nơi chủ yếu sau:
– Chất nhầy niêm mạc dạ dày: Lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày được xem là nơi tập trung nhiều vi khuẩn Hp nhất trong cơ thể chúng ta. Do đó, trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp cần phải có phác đồ điều trị tập trung giúp loại bỏ vi khuẩn Hp trên lớp nhầy niêm mạc và giúp ngăn ngừa tạo thành các vết loét.
Hình ảnh vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày
– Khoang miệng: Khoang miệng cũng là một trong những môi trường vi khuẩn Hp tồn tại. Tuy nhiên, thường có ít hơn so với dạ dày vì đây là khu vực thường được vệ sinh thường xuyên, tiếp xúc nhiều với nước súc miệng, kem đánh răng. Nhưng do khoang miệng là nơi đầu tiên mà vi khuẩn Hp xâm nhập vào cơ thể chúng ta trước khi xuống dạ dày nên vẫn có thể tìm thấy dấu vết của vi khuẩn Hp. Đặc biệt là ở trong các mảng bám chân răng, lợi,…
– Phân: Trong phân của chúng ta cũng có sự góp mặt của vi khuẩn Hp với số lượng ít. Sau khi thoát ra ngoài cơ thể, vi khuẩn Hp không tồn tại lâu nhưng nếu vệ sinh không tốt thì vẫn có thể gây ra tình trạng lây lan vi khuẩn Hp cho người khác qua phân.
♣ Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp bạn nên biết:
Thông thường, những người nhiễm vi khuẩn Hp sẽ không có triệu chứng điển hình nào. Đến khi phát hiện được vi khuẩn Hp trong dạ dày thì lúc này người bệnh đã bị mắc các bệnh về viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày và dẫn tới tình trạng bị đau bụng âm ỉ khó chịu.
Hình ảnh vi khuẩn Hp trong dạ dày
Một số dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp ở người lớn thường hay gặp phải như: Cảm thấy đau và bỏng rát ở phần bụng trên, đặc biệt là khi đói bụng. Ngoài ra còn có cảm giác buồn nôn và nôn khan vào buổi sáng sau khi thức dậy. Mắc chứng ợ nhiều, cảm thấy chán ăn, đầy bụng khó tiêu, sút cân không rõ nguyên nhân và bị thiếu máu, thiếu sắt bất thường.
♣ Cơ chế gây ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp:
Theo các nhà khoa học, vi khuẩn Hp khi sinh sống trên lớp niêm mạc dạ dày trong cơ thể người đã tiết ra các độc tố làm thay đổi DNA của tế bào niêm mạc dạ dày, dần dần dẫn tới viêm teo dạ dày, chuyển sản dạ dày ruột, loạn sản và gây ung thư dạ dày.
Hình ảnh ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra
Đối với căn bệnh này, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn tiến triển hay giai đoạn muộn chỉ có khoảng 5 – 10% bệnh nhân sống được thêm khoảng 5 năm. Còn nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ bệnh nhân sống thêm khoảng 5 năm là 84%, 10 năm đạt 64%. Như vậy bệnh ung thư dạ dày nếu phát hiện và điều trị sớm có thể chữa được và sống được trên 10 năm. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn thì tỉ lệ vong rất cao.
Vi khuẩn Hp có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào và việc lây nhiễm cũng rất dễ dàng, do đó lượng người mắc vi khuẩn Hp ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, nếu không may gặp những triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi khuẩn Hp thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời, tránh để lâu bệnh nặng rất nguy hiểm.
→ Có thể bạn muốn biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!