Hẹp môn vị là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Bệnh này thường dẫn đến sự mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của bé và tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác. Do đó các bậc phụ huynh cần hiểu rõ và tìm cách điều trị sớm bệnh này.
1. Tìm hiểu về bệnh hẹp môn vị ở trẻ
Theo các chuyên gia của Chuyên khoa dạ dày, hẹp môn vị là căn bệnh thường gặp trẻ nhỏ từ 6 tháng trở xuống. Nó là tình trạng hẹp môn vị, vị trí tiếp nối giữa dạ dày và ruột non. Môn vị thực chất là một van cơ bắp dùng để ngăn thực phẩm trong dạ dày, khi bắt đầu giai đoạn tiếp theo của quá trình tiêu hóa, van này mở cho thức ăn được đẩy xuống ruột non. Khi bị hẹp môn vị, các van này dày lên làm cho thức ăn không thể trôi xuống ruột non của trẻ.
♦ Dấu hiệu của bệnh hẹp môn vị
- Ói mửa: Đây là triệu chứng rõ ràng nhất khi trẻ bị hẹp môn vị dạ dày. Trẻ bị hẹp môn vị sẽ nôn trong vòng 30 phút sau khi ăn. Với tình trạng bệnh nghiêm trọng trẻ có thể bị nôn ra máu.
- Luôn cảm thấy đói: Trẻ em bị hẹp môn vị luôn cảm thấy đói mặc dù mới ăn no.
- Bị co thắt dạ dày: Đây là dấu hiệu thường xảy ra trước khi ăn do các cơ dạ dày đang có đẩy thức ăn qua cửa môn vị
- Trẻ bị mất nước: Trẻ bị hẹp môn vị sau khi nôn ói sẽ có dấu hiệu mất nước, mắt trũng sâu, ít đi tiểu hơn bình thường.
- Nhu động ruột thay đổi: Hẹp môn vị làm ngăn chặn lượng thức ăn đi đến ruột non, khiến trẻ sơ sinh dễ bị bệnh táo bón.
- Trẻ sụt cân, mệt mỏi: Với các biểu hiện trên, trẻ sẽ không thể duy trì cân nặng bình thường mà sẽ bị sụt cân, thậm chí là sụt cân nhiều và nhanh.
♦ Nguyên nhân gây hẹp môn vị
Hiện tại, các bác sĩ chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác cho căn bệnh này, Tuy nhiên, có thể do một số yếu tố như sau:
- Do giới tính: Những trẻ em có giới tính nam thường bị hẹp môn vị nhiều hơn nữ
- Do di truyền: Con của người có tiền sử mắc bệnh hẹp môn vị thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Những người sử dụng kháng sinh nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh hẹp môn vị cao hơn người bình thường
- Thứ tự sinh cũng có thể là một nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này, những đứa trẻ sinh đầu thường bị bệnh hơn những đứa sinh sau.
- Do bị ung thư môn vị hoặc thư hang vị. Lúc này các khối u làm hẹp lòng môn vị làm cho thức ăn bị tắc nghẽn không thể xuống được ruột non. Môn vị càng bị hẹp lại khi khối u càng lớn, mà ung thư hang vị hoặc dạ dày là những căn bệnh xuất hiện khá nhiều, có thể lên đến 60% các bệnh ung thư liên quan đến dạ dày.
♦ Bệnh hẹp môn vị có gây nguy hiểm cho trẻ hay không?
Bị hẹp môn vị thường dẫn đến tình trạng mất cân bằng chất điện giải ở trẻ. Do mỗi khi tới bữa ăn trẻ thường bị nôn làm cho cơ thể bé mất nước, gây mệt mỏi. Bên cạnh đó nó có thể gây vàng da, đổi màu da, kích thích dạ dày thậm chí là gây chảy máu nhẹ
Ngoài ra, việc hẹp môn vị làm cho bé không muốn đi đại tiện, tình trạng này kéo dài lâu dẫn đến táo bón, đại tiện khó khăn và nguy cơ mắc các bệnh khác như đau dạ dày, bệnh trĩ là rất cao.
2. Cách điều trị bệnh hẹp môn vị ở trẻ
Bệnh hẹp môn vị gây tác hại không nhỏ đến bé yêu của bạn, do đó cần được chữa trị càng sớm càng tốt, tránh để lâu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Các bậc cha mẹ khi thấy con mình có dấu hiệu bị hẹp môn vị dạ dày, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị, không tự ý điều trị tại nhà. Các phương pháp thường được sử dụng khi điều trị bệnh này là:
- Điều trị nội khoa: Ở phương pháp điều trị này, các bác bác sĩ sẽ truyền dịch và chất điện giải, nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân. Bên cạnh đó , có thể dùng thuốc kháng tiết, thuốc điều trị viêm loét nếu ở giai đoạn sớm.
- Phẫu thuật mở cơ môn vị. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật và cắt phần cơ bị phù và dày ra khỏi cơ thể bé, sau khoảng 6 – 8 tiếng, bé có thể ăn được bình thường.
- Làm nở môn vị bằng cách đặt bong bóng nội soi. Trong trường hợp không phẫu thuật, các bác sĩ sẽ dẫn một ống có gắn bong bóng ở đầu vào dạ dày thông qua đường miệng. Sau đó bơm quả bong bóng ấy lên nhằm kéo dãn cơ môn vị cho môn vị nở ra.
Trong các trường hợp trên thì phương pháp điều trị phổ biến hiện nay là tiến hành phẫu thuật. Do cách điều trị này cho kết quả nhanh chóng và ngăn chặn được nguy cơ bị tái phát. Trước khi thực hiện phẫu thuật, cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Cần rửa sạch dạ dày, hút dịch dạ dày
- Truyền huyết thanh ngọt để cung cấp năng lượng cho bé
- Để bù lại lượng dịch cơ thể đã mất, cần bù lại bằng cách truyền dịch theo điện giải đồ
- Truyền máu và bổ sung thêm đạm nếu cần
Sau khi điều trị tại bệnh viện, bạn cần phải theo dõi quá trình hồi phục của bé.
- Nếu thấy bé khó chịu, bạn có thể đặt túi ấm lên vết mổ.
- Cần phải liên lạc cho bác sĩ ngay nếu thấy vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, đỏ, chảy máu hoặc thấy bé vẫn còn nôn mửa, sụt cân, có vẻ mỏi mệt hoặc không đi cầu trong một vài ngày liên tiếp.
- Phải đến tái khám theo đúng lịch của bác sĩ.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về bệnh hẹp môn vị ở trẻ em, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và chăm sóc tốt cho bé yêu của mình.
Bài viết tham khảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!