Hiện nay, có rất nhiều người thắc mắc và lo lắng rằng không biết có phải vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày, bởi vì ung thư dạ dày là căn bệnh đứng thứ 2 trong các bệnh ung thư gây tử vong nhanh nhất cho người bệnh sau ung thư phổi. Để hiểu rõ vấn đề có phải vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày hay không xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Có phải vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày không?
Vi khuẩn Hp còn có tên gọi đầy đủ là Helicobacter pylori, là loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi acid đậm đặc, chúng sống chủ yếu trong môi trường dạ dày và bám vào niêm mạc dạ dày của cơ thể người. Vi khuẩn Hp được phát hiện và tìm thấy vào năm 1982 bởi hai bác sĩ người Úc đó là Robin Warren và Barry Marshall.
Ngoài môi trường niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp còn xuất hiện nhiều trong cao răng và nước bọt. Do đó, loại vi khuẩn này cũng rất dễ lây lan qua đường ăn uống và đặc biệt là khi chúng ta dùng chung bát đũa, bát gia vị, uống chung ly.
Theo nghiên cứu thì tỷ lệ vi khuẩn Hp lây nhiễm ở nước ta khá cao khoảng hơn 70% dân số. Đây là tỉ lệ rất cao, so với trung bình của thể giới là hơn 50%, và các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada,… tỷ lệ này đạt 30%.
Vi khuẩn Hp – Tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày
Trên thực tế, vào năm 1994, tổ chức y tế thế giới (WHO) đã xếp vi khuẩn Hp là tác nhân vi sinh duy nhất gây ung thư nhóm 1 có nghĩa là nhóm tác nhân chắc chắn gây ung thư bên cạnh một số tác nhân hóa học khác.
Sở dĩ vi khuẩn Hp có thể gây ung thư dạ dày là vì: Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp sẽ gây ra tình trạng viêm mạn tính tại niêm mạc dạ dày. Chứng bệnh viêm mạn tính kéo dài lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường trong dạ dày được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột thường gặp với tỷ lệ khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Hp. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày, chứng bệnh rất nguy hiểm.
→ Như vậy, có thể khẳng định, vi khuẩn Hp là tác nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày, một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, nếu không may mắc phải loại vi khuẩn này, chúng ta nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra để từ đó có biện pháp điều trị bệnh kịp thời, tránh trường hợp để lâu gây bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao.
Biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp hiệu quả
Ung thư dạ dày là một chứng bệnh có nguy cơ tử vong cao, như đã nói ở trên, bệnh thường khó phát hiện nên một khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì rất ít có khả năng chữa khỏi. Ngoài biện pháp thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh tật, từ đó có cách điều trị bệnh hiệu quả thì mỗi chúng ta nên thực hiện tốt những điều sau để phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng phòng ngừa bệnh tật hiệu quả
+ Phát hiện và điều trị sớm vi khuẩn Hp dạ dày theo phác đồ của bác sĩ đối với những người không may bị nhiễm vi khuẩn Hp.
+ Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá để giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
+ Hạn chế ăn các thực phẩm đóng hộp, thức ăn sẵn, mà nên thay thế bằng các thực phẩm tươi, sạch, tự nấu chín.
+ Bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
+ Bổ sung nhiều các thực phẩm giàu vitamin A, C, E như nấm, các loại củ.
+ Chú ý vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố rất cần thiết trong việc phòng ngừa nhiễm Hp từ đó hạn chế mắc bệnh ung thư dạ dày.
+ Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và trong ăn uống, tránh tình trạng sử dụng nước trong ao, hồ, sông, suối bởi vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong nước khoảng 3 ngày.
+ Xử lý kỹ các bệnh phẩm của người bệnh như cao răng, dịch nôn ói, phân, vì đây chính là một trong những nguồn vi khuẩn lây nhiễm bệnh nhiều nhất.
Ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra là một trong những chứng bệnh nguy hiểm, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người. Việc chủ động phòng tránh ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp là một trong những biện pháp hiệu quả để kiểm soát và ngăn chặn ung thư trong cộng đồng. Mong rằng, qua một số chia sẻ trên đây bạn đọc sẽ có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này. Chúc mọi người có nhiều sức khỏe.
→ Thông tin hữu ích không nên bỏ qua:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!