Dạo gần đây mình thấy có nhiều người thắc mắc và muốn biết về quy trình cũng như kinh nghiệm khám tiêu hóa ở bệnh viện Bạch Mai. Thật may, cách đây 2 tuần mình cũng vừa mới nội soi dạ dày ở đó xong. Hôm nay rảnh rỗi nên mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm thăm khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai cho tất cả mọi người cùng biết và từ đó có khâu chuẩn bị tốt hơn trước khi đi khám.
Kinh nghiệm khám tiêu hóa ở bệnh viện Bạch Mai
Trước khi đi khám mình có tìm hiểu rất kỹ thông tin về bệnh viện, khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện đầu ngành tại khu vực miền Bắc trong khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa gan mật.
Bệnh viện Bạch Mai – Thành phố Hà Nội
– Địa chỉ: Bệnh viện nằm ở số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.
– Khoa Tiêu hóa nằm tầng 5 nhà P (tòa nhà Việt Nhật) – Bệnh viện Bạch Mai, tòa nhà này nằm ngay thẳng cổng chính đường 78 Giải Phóng đi vào, ngay sau đài phun nước.
– Số điện thoại: 024 6259 8285 bạn có thể gọi trong giờ hành chính, từ 8h00 – 16h00.
1. Thời gian làm việc tại bệnh viện:
Khoa làm việc từ thứ 2 đến thứ 7. Từ 8h00 – 11h30 và 13h30 – 16h00 (mùa hè là 16h30). Riêng thứ 7 làm việc muộn hơn, từ 9h00 – 11h30 và 13h30 – 16h00.
Lưu ý: Có phòng khám đặt trực tiếp tại Khoa, vì vậy người bệnh có thể đến trực tiếp tầng 5 nhà P để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm Hướng dẫn đi xe bus đến bệnh viện Bạch Mai khám chữa bệnh nhằm tiết kiệm thời gian và hỗ trợ quá trình thăm khám bệnh được thuận tiện hơn.
2. Các dịch vụ thăm khám bệnh tại khoa:
Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai nhận khám và điều trị nhiều mặt bệnh khác nhau, nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, có thể chia thành 2 nhóm sau:
– Bệnh (hội chứng) về ống tiêu hóa như: Rối loạn tiêu hóa, rối loạn phân, viêm thực quản, trào ngược dạ dày, nhiễm khuẩn Hp, viêm ruột thừa, các bệnh dạ dày, hội chứng ruột kích thích, bệnh trĩ.
– Bệnh về Gan mật tụy như: Gan nhiễm mỡ, áp xe gan, u gan, xơ gan, ung thư gan, sỏi mật, viêm túi mật, ung thư đường mật, viêm tụy, u nang tuyến tụy.
Hình ảnh nội soi đại tràng tại bệnh viện Bạch Mai
3. Thủ tục khám tiêu hóa tại bệnh viện Bạch Mai
Tại khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai có hai dịch vụ khám bệnh đó là khám theo yêu cầu và khám có bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:
a. Khám theo yêu cầu:
+ Cách 1: Bệnh nhân xếp hàng lấy số và đợi đến lượt được gọi số, thăm khám.
+ Cách 2: Bệnh nhân có thể truy cập website của bệnh viện là có thể đăng kí khám sức khỏe tại Bệnh viện Bạch Mai.
Thời gian làm việc của bệnh viện là tất cả các ngày trong tuần. Buổi sáng: 6h30-12h00; Buổi chiều: 13h30-18h00. Tuy nhiên, để số thứ tự được thăm khám sớm hơn, bạn nên đến xếp hàng mua phiếu trước giờ khám là tốt nhất để tránh chờ đợi mất thời gian.
b. Khám có bảo hiểm y tế (BHYT)
+ Trước khi đi khám bạn cần chuẩn bị thẻ BHYT phải có ảnh, trường hợp BHYT chưa có ảnh phải xuất trình thêm giấy tờ chứng minh về nhân thân.
+ Nếu thẻ BHYT đang trong thời gian chờ cấp lại phải xuất trình được giấy hẹn của tổ chức Bảo hiểm xã hội và một giấy tờ chứng minh được nhân thân.
+ Đối với trường hợp bệnh nhân dưới 6 tuổi chỉ cần có BHYT, nhưng nếu không có thì phải thay bằng giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh.
+ Chuyển tuyến phải xuất trình các giấy tờ trên và kèm theo giấy chuyển tuyến
+ Khi tái khám tiêu hóa ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân cũng cần phải mang theo giấy hẹn phải xuất trình các giấy tờ trên và giấy hẹn khám lại.
+ Trường hợp bệnh nhân cấp cứu được khám chữa bệnh tại bất cứ cơ sở y tế nào, trước khi ra viện phải xuất trình các giấy tờ.
Người dân xếp hàng chờ lấy phiếu khám bệnh Bạch Mai (Ảnh minh họa)
4. Chi phí khám bệnh:
Chi phí cho lần khám đầu tiên tại Khoa tiêu hóa bệnh Bệnh viện Bạch Mai là 100.000 lượt. Sau đó, tùy theo chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu hay khám chuyên khoa, bệnh nhân phải trả thêm các mức phí khác nhau.
5. Một số lưu ý khi khám bệnh tại bệnh viện Bạch Mai
Khám tiêu hóa tại bệnh viện Bạch Mai khá phức tạp và có tính đặc thù riêng, đòi hỏi bạn phải hiểu và có sự chuẩn sẵn từ trước. Vì vậy cần lưu ý một số điểm sau:
+ Mang theo kết quả đã khám trước đó (nếu có).
+ Để phòng trường hợp phải nội soi dạ dày bạn cần:
- Nhịn ăn 8 giờ trước khi nội soi.
- Nhịn uống 2 giờ – 3 giờ trước khi nội soi để tránh gây sặc lên đường thở trong quá trình nội soi.
- Những bệnh nhân mắc các chứng bệnh như hen, tim mạch, tăng huyết áp và tiền sử dị ứng cần báo cho bác sĩ.
- Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai cần báo ngay cho bác sĩ.
+ Phòng trường hợp phải nội soi đại tràng bạn cần:
- Nhịn ăn 8 giờ trước khi nội soi.
- Không ăn, uống sữa, cà phê, bia rượu, nước có gas sau 21:00 buổi tối hôm trước.
- Đối với phụ nữ: Nội soi sau khi hết kỳ kinh nguyệt, nên báo với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Nhằm đảm bảo an toàn.
+ Các trường hợp khác: nên nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi thăm khám với bác sĩ.
+ Do người đông nên trong quá trình thăm khám cần bảo quan tư trang hành lý tránh bị mất cắp.
Trên đây là chia sẻ một số kinh nghiệm khám tiêu hóa ở bệnh viện Bạch Mai, hy vọng mọi người sẽ hiểu rõ hơn và biết cách sắp xếp chuẩn bị trước khi đi khám nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Chuyên gia tư vấn chữa bệnh dạ dày hiệu quả trên VTV2 – Vì sức khỏe người Việt
→ Có thể bạn đang muốn biết:
Tôi bi phù nề xung huyết hăng vị, trào ngược thực quản độ a cuối năm 2015. Đã nội soi 5 lần. Trong đó 2 lần soi tai bệnh viện bạch mai tầng 1 khoa yêu cầu. Hiện nay benh toi có chiều hướng năng hơn muốn khám chuyên khoa. Vậy bác sỹ tư vấn giúp khoa khám tiêu hóa tầng 5 khác j o so với khám tầng 1.