Thường bị đau dữ dội vùng thượng vị, buồn nôn và nôn ra máu, đi đại tiện có lẫn máu… là những triệu chứng đặc trưng của bệnh xuất huyết tiêu hóa. Ngoài điều trị bằng các phương pháp y học thì việc chăm sóc những bệnh nhân này vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến tốc độ và khả năng hồi phục của bệnh nhân. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc cho những trường hợp bị bệnh này.
1. Những điều cần biết về bệnh xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là căn bệnh xuất hiện ngày càng nhiều, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của những người không may mắc phải căn bệnh này. Đây là tình trạng máu chảy ra từ lòng mạch và chảy vào ống tiêu hóa, những biểu hiện chính của căn bệnh là:
+ Đau đột ngột và dữ dội vùng thượng vị. Đặc biệt tình trạng này xuất hiện thường xuyên ở những người đã từng bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng…
+ Có cảm giác khó chịu, cồn cào, nóng rát trong người.
+ Thường có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn và nôn sau khi làm việc quá sức hoặc do thay đổi thời tiết đột ngột.
+ Có trường hợp còn đột nhiên nôn ọc ra nhiều máu đỏ tươi, tình trạng này thường gặp do bị vỡ tĩnh mạch thực quản.
Các nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng chảy máu tiêu hóa là do bị loét dạ dày, viêm dạ dày, vỡ tĩnh mạch thực quản, ung thư dạ dày… Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị, chúng sẽ gây mất máu, nếu ít sẽ làm cho bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược, gây cảm giác chán ăn… còn khi bị mất máu nhiều người bệnh có thể bị chóng mặt, người xanh xao, rối loạn nhịp tim và huyết áp… khiến người bệnh có thể bị ngất, thậm chí tử vong.
Chuyên gia tư vấn chữa bệnh dạ dày hiệu quả trên VTV2 – Vì sức khỏe người Việt
2. Cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa
Người bị xuất huyết tiêu hóa do bị mất máu nên cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Sau khi được điều trị và quay trở về nhà, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt. Chính khâu chăm sóc quyết định đến khả năng và quá trình hồi phục của người bệnh, vì thế không được lơ là chủ quan. Sau đây là cách chăm sóc người bị xuất huyết tiêu hóa đúng, các bạn có thể tham khảo và áp dụng:
♦ Thực hiện các biện pháp chăm sóc bệnh nhân ngay tại nhà
+ Sau khi điều trị, người bệnh cần có không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, vì thế không nên gây ồn ào.
+ Không nên để bệnh nhân di chuyển nhiều hoặc vận động mạnh, khi nằm tránh kê gối quá cao.
+ Nên động viên, tạo không khí thoải mái, khuyến khích người bệnh ăn uống đầy đủ giúp hồi phục nhanh chóng.
+ Phải chuẩn bị ống thở oxy, trường hợp người bệnh có cảm giác khó thở sẽ cho sử dụng ngay tránh để người bệnh bị choáng váng, ngột ngạt.
+ Để hút hết lượng máu đông trong dạ dày, các bác sĩ sẽ đặt ống thông dạ dày tá tràng trong cơ thể người bệnh, vì thế người nhà phải thường xuyên theo dõi tình trạng chảy máu dạ dày trong ống thông.
+ Có thể giảm các cơn đau do vết mổ hoặc do triệu chứng bệnh cho người bệnh bằng cách chườm ấm bằng túi chườm nóng lên vùng bụng của bệnh nhân. Cách này có thể làm dịu đáng kể các cơn đau mà người bệnh gặp phải.
+ Nếu theo dõi một thời gian mà cảm thấy người bệnh không còn nôn ra máu hoặc không thấy chảy máu dạ dày nữa, người nhà có thể cho người bệnh ăn cháo loãng, súp hoặc các loại thức ăn mềm khác.
Lưu ý là khi cho người bệnh ăn, chỉ nên cho ăn với lượng vừa phải, không quá no hoặc quá đói, chỉ sử dụng các loại thức ăn có lợi cho hệ tiêu hóa và tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, các loại đồ uống có cồn. Khi tình trạng bệnh đã có tiến triển, người nhà có thể cho bệnh nhân ăn các món ăn đặc dần để tốt cho tiêu hóa.
♦ Cần thực hiện đúng theo sự chỉ định của bác sĩ
+ Cần phải uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, đúng liều lượng như bác sĩ đã kê.
+ Nên đặt ống catheter để đo áp lực tĩnh mạch trung tâm nếu như bác sĩ yêu cầu.
+ Sau khi điều trị, nên đưa người bệnh đi thăm khám theo sự hướng dẫn của bác sĩ để nắm bắt kịp thời tình trạng bệnh của người bệnh.
♦ Thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân
+ Cần phải theo dõi thường xuyên huyết áp, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở của người bệnh trong vòng 30 phút để có thể kịp thời báo cáo tình hình cho bác sĩ trong trường hợp phát hiện thấy dấu hiệu bất thường.
+ Phải theo dõi xem tình trạng nôn của bệnh nhân có thuyên giảm không, đồng thời phải kiểm tra tình trạng đi ngoài cũng như là tinh thần của bệnh nhân.
+ Phải chú ý xem người bệnh có còn bị đau bụng hay không, người bệnh có tăng cân hay không.
+ Cần kiểm tra triệu chứng thiệu niệu hoặc vô niệu ở người bệnh thông qua việc đo lượng nước tiểu.
♦ Làm sao để biết người bệnh đang hồi phục tốt?
Người bị xuất huyết tiêu hóa được xem là đang trong quá trình tiến triển và hồi phục bệnh tốt sẽ có những biểu hiện như sau:
+ Bệnh nhân cảm thấy tinh thần rất thoải mái, giảm hẳn cảm giác đau đớn và khó chịu.
+ Các chỉ số trong cơ thể khi được kiểm tra đều ở mức ổn định và bình thường.
+ Không còn thấy xuất hiện tình trạng nôn hoặc đi ngoài ra máu.
+ Người bệnh có thể thoải mái đi lại và ăn uống bình thường.
Sau một thời gian được tận tình chăm sóc và điều trị, nếu như người bệnh có những biểu hiện như trên thì quả thực là đáng mừng vì tình trạng bệnh đang được cải thiện, sức khỏe đang dần hồi phục.
3. Làm sao để phòng ngừa bệnh xuất huyết tiêu hóa tái phát?
Sau khi điều trị và hồi phục được sức khỏe, để ngăn ngừa không cho xuất huyết tiêu hóa “ghé thăm” bạn lần nữa, hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:
+ Cần phải xây dựng được chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
+ Dùng các thuốc kháng viêm đúng liều lượng và phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
+ Phải thường xuyên đi thăm khám định kỳ để có biện pháp xử lý khi có dấu hiệu tái phát hoặc có biến chứng.
+ Nên tránh xa các loại chất kích thích, các loại đồ uống có cồn, có gas như rượu, bia, thuốc lá… vì chúng có thể làm tái phát tình trạng bệnh của bạn.
Trên đây là cách chăm sóc và những biện pháp phòng ngừa tái phát bệnh xuất huyết tiêu hóa mọi người có thể tham khảo và áp dụng trong việc chăm sóc cho những người thân yêu xung quanh mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
NSND Trần Nhượng chia sẻ về bài thuốc giúp ông chiến thắng bệnh dạ dày lâu năm
Bài viết tham khảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!