Dùng thuốc Tây để điều trị đau dạ dày là biện pháp mang đến hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng, giúp người bệnh đẩy lùi nhanh các triệu chứng của bệnh. Nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị đau dạ dày là nhóm thuốc kháng acid, ngoài ra chúng còn được kết hợp với nhóm thuốc chống co thắt, nhóm thuốc kháng acid dạng hỗn dịch và nhóm thuốc chống đầy hơi.
Mặc dù có nhiều người được điều trị đau dạ dày bằng các loại thuốc này, tuy nhiên còn không ít người chưa hiểu rõ về công dụng, cách dùng cũng như các tác dụng phụ mà chúng có thể gây ra. Vì vậy, nếu bạn còn chưa nắm rõ được những thông tin về nhóm thuốc kháng acid chữa đau dạ dày, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn để sử dụng thuốc có hiệu quả và an toàn thông qua bài viết sau đây.
1. Nhóm thuốc kháng acid dùng để điều trị đau dạ dày
Từ những năm 1856, các thuốc kháng acid đã bắt đầu được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu, từ đó các nhà khoa học đã chứng minh được rằng thuốc sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh rất tốt nếu dùng đúng cách.
Công dụng chính của nhóm thuốc này là giúp trung hòa nồng độ acid trong dịch vị dạ dày, qua đó giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra cho người bệnh. Bên cạnh đó, nó cũng có tác dụng làm giảm nồng độ acid và giúp niêm mạc dạ dày tránh được những ảnh hưởng do chất này gây ra.
Nhóm thuốc kháng acid dạ dày thường được chia làm 2 loại gồm:
+ Thuốc kháng acid anionic:
Thành phần chính của nhóm thuốc kháng acid anionic bao gồm calci carbonat (CaCO3) và natri bicarbonat (NaHCO3).
Tuy nhiên, hiện nay nhóm thuốc kháng acid anionic ít đươc sử dụng bởi chúng gây ra nhiều tác dụng phụ, trong đó phải kể đến hai nhược điểm chính:
- Thứ nhất: Loại thuốc này gây ra hiệu ứng quá tải Ca+ và Na+ nếu sử dụng trong một thời gian dài, bởi đặc điểm của loại thuốc này là có thể hấp thụ vào máu, do đó gây ra hiện tượng trên.
- Thứ 2: Các loại thuốc thuộc nhóm kháng acid cationic gây ra hiệu ứng bật lại. Nghĩa là, trong thời gian đầu dùng thuốc, nó sẽ có tác dụng trung hòa giúp làm giảm lượng acid có trong dạ dày, nhưng sau đó, chính chúng lại gây kích thích khiến cho nồng độ acid tiết ra nhiều hơn trong dịch vị dạ dày.
+ Thuốc kháng acid cationic:
Các loại thuốc thuộc nhóm kháng acid cationic có các thành phần là magnes huydroxyd, nhôm hydroxyd – Al(OH)3, hoặc gồm các muối như trilicat của Al, Mg, muối phosphat, carbonat.
Khi sử dụng, nhóm thuốc này sẽ không gây ra hiệu ứng bật lại, hay làm quá tải Ca+ và Na+ như nhóm kháng acid anionic. Nhưng nó lại có nhược điểm là khi sử dụng đơn độc, muối Mg gây nhuận tràng có thể dẫn đến tiêu chảy nhưng muối Al lại gây ra táo bón. Do đó cần phải sử dụng phối hợp với nhau để khắc phục nhược điểm của từng loại.
Ngoài hai loại thuốc chính, nhóm thuốc kháng acid còn được sử dụng kết hợp với một số loại thuốc khác để mang lại tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Cụ thể:
♦ Dùng kết hợp với nhóm thuốc chống co thắt
Nhóm thuốc chống co thắt thường được dùng kết hợp với các loại thuốc kháng acid dạ dày. Các loại thuốc thuộc nhóm này như Dicylomin giúp làm giãn cơ trơn, giảm đau cho người bị đau dạ dày.
Tuy nhiên, khi dùng phối hợp các thuốc chống co thắt dạ dày cần phải hết sức thận trọng do nó có thể gây ra các tác dụng phụ không tốt cho người sử dụng như nhức đầu, buồn nôn, mờ mắt,khô miệng, khó tiểu,… Đặc biệt những người bị bệnh tăng nhãn áp, suy mạch vành, phì đại tuyến tiền liệt lại càng phải cần thận trọng trong quá trình sử dụng.
♦ Các chất chống đầy hơi
Dùng thuốc kháng acid dạ dày kết hợp với các chất chống đầy hơi cũng là một cách dùng thuốc có hiệu quả trong điều trị các dấu hiệu đau dạ dày.
Chất chống đầy hơi thường được sử dụng là simethicon (còn được gọi bằng các tên gọi khác là dimethylpolysiloxan, dimethicone). Chất này có tính phá bọt, có tác dụng làm giảm độ căng của bề mặt màng bao bọt khí, giúp giải phóng khí bị tích tụ ở trong đường tiêu hóa bằng cách ợ hơi.
+ Dạng thuốc và cách dùng thuốc kháng acid dạ dày
Các loại thuốc và nhóm thuốc kháng acid điều trị đau dạ dày thường có dạng hỗn dịch như gel, bột, thuốc cốm. Nếu thuốc ở dạng viên nén, bạn cần phải nhai nát trước khi uống nước.
Về cách sử dụng, bạn nên uống mỗi ngày 4 lần, uống sau bữa ăn chính khoảng 1 giờ đồng hồ để thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Lưu ý là không nên uống thuốc ngay sau khi ăn.
2. Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng acid trong điều trị đau dạ dày
Để việc điều trị chữa đau dạ dày bằng thuốc Tây mang lại hiệu quả tốt nhất và cũng là để đảm bảo an toàn cho chính mình, khi sử dụng thuốc các bạn cần lưu ý những điều sau:
+ Dùng thuốc Tây để chữa bệnh nói chung và chữa đau dạ dày nói riêng thường mang lại hiệu quả tốt và nhanh chóng, tuy nhiên chúng thường gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt. Do đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tốt hơn là nên đến bệnh viện để được các bác sĩ hướng dẫn và tư vấn cách dùng thuốc tốt nhất.
+ Không được uống các loại thuốc chữa bệnh khác trong khi đang sử dụng thuốc kháng acid dày, vì chúng có thể gây phản tác dụng thậm chí dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh phải thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ cho hợp lý để bệnh nhanh hồi phục và ngăn không cho bệnh tái phát:
+ Không dùng các loại đồ ăn, thức uống có hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa như các thức ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, acid, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
+ Tăng cường bổ sung các loại rau củ tươi, thực phẩm dễ tiêu hóa như trứng, sữa, các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột như bột mì, khoai, ngô… vào trong thực đơn hàng ngày của mình.
+ Cần ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Tránh thức khuya, tránh ăn khuya để ngăn không cho tình trạng bệnh nặng thêm.
+ Ăn chậm, nhai kỹ. Không ăn quá no hoặc quá đói gây hại cho dạ dày.
+ Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi.
+ Thường xuyên tập thể dục, thể thao giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho bản thân.
Trên đây là những thông tin về nhóm thuốc chữa đau dạ dày và các lưu ý chúng tôi cung cấp cho bạn giúp điều trị đau dạ dày. Mong là thông qua bài viết, các bạn đã có được những hiểu biết cơ bản về cách điều trị bệnh của mình. Chúc các bạn mau khỏe!
Bài viết tham khảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!