Viêm loét dạ dày là căn bệnh không hiếm gặp, nếu không được điều trị sớm nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày thâm chí là ung thư dạ dày. Vì vậy, biết cách phòng ngừa sẽ giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này ngay sau đây.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là những tổn thương gây loét trên phần niêm mạc dạ dày, những tổn thương này xảy ra khi màng lót của dạ dày, tá tràng bị thủng và mô bên dưới bị lộ ra. Căn bệnh này có thể gặp phải ở bất kì đối tượng nào, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do:
+ Lạm dụng chất kích thích: Uống quá nhiều rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm loét dạ dày, do chúng làm mòn và phá hủy dần lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét.
+ Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
+ Do bị nhiễm vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này có thể đi vào cơ thể bằng con đường ăn uống và chui vào niêm mạc dạ dày, từ đó phát triển và gây bệnh.
+ Sử dụng thuốc không đúng cách hoặc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh cũng có thể gây viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, những yếu tố di truyền, thường xuyên bị căng thẳng mệt mỏi cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên nhanh chóng thăm khám ngay.
Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả
Viêm loét dạ dày không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, công việc của người bệnh, mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu như không được điều trị sớm. Vì vậy, để hạn chế mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, mỗi chúng ta cần thực hiện tốt những điều sau:
1. Tạo thói quen tốt cho dạ dày
Việc ăn uống không đúng cách cũng là một tròn những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, để phòng ngừa viêm loét dạ dày, điều đầu tiên mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt những thói quen tốt cho dạ dày sau đây:
+ Nên ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống với mức độ vừa phải, không quá no cũng không để bụng quá đói.
+ Vệ sinh tay sạch sẽ, ăn chín uống sôi tránh tình trạng dạ dày bị nhiễm khuẩn gây bệnh.
+ Tạo cho mình một thói quen ăn đúng giờ, không nên ăn trước khi đi ngủ.
+ Không nên vừa ăn vừa uống nước, vừa ăn vừa xem điện thoại sẽ không tốt cho dạ dày, tốt nhất nên uống 1 cốc nước trước bữa ăn 30 phút.
+ Không nên làm việc nặng hoặc lao động trí óc trong khoảng thời gian 30 phút sau khi ăn xong.
+ Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, từ đó có thể phòng chống bệnh tật, giúp các cơ quan hoạt động nhịp nhàng hơn.
2. Bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa
Những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày sẽ tác động trực tiếp đến dạ dày. Do đó, bên cạnh việc cần đảm bảo cung cấp đầy đủ, đa dạng các dưỡng chất cho cơ thể thì chúng ta cũng cần phải lưu ý lựa chọn những loại đồ ăn có lợi cho hệ tiêu hóa. Những thực phẩm tốt cho dạ dày và có công dụng phòng ngừa viêm loét dạ dày như:
+ Ăn nhiều mật ong, sữa chua, quả lê sẽ giúp tinh thần luôn tỉnh táo, dạ dày dễ tiêu hóa và hỗ trợ phòng ngừa cũng như điều trị viêm loét dạ dày.
+ Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi hàng ngày để cung cấp đầy đủ chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể.
+ Ưu tiên các thực phẩm từ tinh bột như gạo nếp, bánh mì, sữa, bánh quy, cung cấp nhiều acid béo như mỡ cá, thực phẩm giàu kẽm, vitamin A như hàu, sò, thịt.
+ Nên chế biến thành những món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, các món được hấp, ninh, nấu nhừ.
3. Không sử dụng những thực phẩm có hại cho dạ dày
Chế độ ăn uống không khoa học được xem là tác nhân hàng đầu gây nên các triệu chứng viêm loét dạ dày. Vậy nên, để tránh mắc căn bệnh nguy hiểm này, ngoài việc bổ sung những loại thực phẩm có lợi cho dạ dày như đã nêu, chúng ta cũng nên loại bỏ những thực phẩm sau:
+ Không nên sử dụng quá nhiều thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có ga, cà phê, chè đặc vì chúng sẽ khiến dạ dày tiết ra nhiều acid gây hại cho niêm mạc dạ dày.
+ Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng như hành, tiêu, tỏi, ớt, những thức ăn có tính chua như cóc, xoài, mận vì chúng không tốt cho dạ dày.
+ Muối và những thức ăn có nhiều muối cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày, vì vậy nên hạn chế ăn mặn.
+ Không nên ăn những loại thực phẩm khó tiêu hóa như đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn khô cứng, thức ăn được chế biến sẵn…
4. Dùng thuốc đúng cách
Sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, vì vậy khi cần dùng thuốc để điều trị bệnh, tuyệt đối không được tự ý uống thuốc, hoặc sử dụng thuốc trong thời gian quá dài. Tốt nhất nên uống thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
5. Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ
Stress, căng thẳng sẽ làm quá trình sản xuất acid tăng lên và làm cho hệ tiêu hóa bị rối loạn, gây chứng khó tiêu, chướng bụng và từ đó bị viêm loét dạ dày. Vậy nên, để hạn chế mắc căn bệnh nguy hiểm này, chúng ta cần giữ cho mình một tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái bằng những việc sau:
+ Sắp xếp công việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh để công việc dồn ứ không giải quyết hết.
+ Sau một ngày làm việc mệt mỏi nên thư giãn tinh thần bằng cách đi dạo, đọc sách, nghe nhạc, ngâm mình trong nước ấm, tập thể dục.
+ Ngủ đủ giấc, không nên thức khuya, tốt nhất nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có đủ năng lượng tiếp tục ngày mới.
6. Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân, béo phì không chỉ là nguyên nhân gây nên chứng ợ nóng, táo bón, rối loạn tiêu hóa mà còn tác nhân gây bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy, để hạn chế mắc bệnh bạn cần duy trì cho mình một cân nặng hợp lý.
Trên đây là chia sẻ về những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Mọi người có thể tham khảo và thực hiện ngay từ hôm nay để hạn chế gặp phải căn bệnh nguy hiểm này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết và chúc các bạn luôn khỏe!
Bài viết tham khảo
Bài được quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!