Viêm loét dạ dày là căn bệnh không chỉ gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể mắc phải. Ít ai có thể ngờ được rằng ở độ tuổi rất nhỏ như con mình đã mắc phải căn bệnh viêm loét dạ dày nguy hiểm này. Việc hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất!
Theo Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Lê Bạch Mai – Nguyên phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thì nhóm trẻ em có độ tuổi từ 6-16 tuổi có khả năng mắc bệnh dạ dày rất cao. Trong đó, nhóm có độ tuổi từ 10 – 16 tuổi có tỉ lệ nhiễm bệnh cao hơn rất nhiều so với nhóm có độ tuổi thấp hơn. Điều này xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân mà chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản nhất về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng hoại tử ở niêm mạc dạ dày với kích thước vết loét bằng hoặc lớn hơn 0.5 cm. Tùy theo vị trí loét mà bệnh này còn có các tên gọi khác như: viêm tâm vị, viêm dạ dày, viêm tá tràng…
5 Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Việc tìm hiểu nguyên nhân viêm dạ dày rất quan trọng giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu cách điều trị cũng như phòng chống bệnh. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó trẻ em thường hay mắc phải bệnh do những nguyên nhân sau:
1. Do nhiễm khuẩn
Nguyên nhân cơ bản nhất gây nên chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em đó chính là bị nhiễm khuẩn. Như chúng ta đã biết, vi khuẩn Hp là một trong số ít những loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong niêm mạc dạ dày của bệnh nhân. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Hp có thể tồn tại dưới lớp niêm mạc dạ dày của bệnh nhân và gây ra nhiều vấn đề về cho hệ tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng.
Theo thống kê thì tỷ lệ mắc vi khuẩn Hp ở nước ta lên tới 70%, đây là một con số khá lớn mà chúng ta không thể bỏ qua. Thông thường trẻ hay mắc phải bệnh do thói quen ăn uống không đúng cách. Nhất là tình trạng dùng chung các dụng cụ ăn uống, gắp thức ăn hoặc do bố mẹ đút mớm thức ăn cho trẻ.
2. Sử dụng thuốc không đúng cách
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em mà ít ai ngờ tới đó chính là sử dụng thuốc không đúng cách. Có một số loại thuốc có thể gây ra những phản ứng không mong muốn. Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng ở cả người lớn và trẻ em do kích ứng.
Như chúng ta biết, niêm mạc dạ dày của trẻ em nhạy cảm hơn so với người lớn, chính vì vậy cần đặc biệt thận trọng về liều dùng và thời gian sử dụng khi cho trẻ dùng thuốc. Nhóm thuốc dễ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày nhất đó là các nhóm thuốc có tính kháng khuẩn mạnh, nhóm thuốc chống viêm. Khi sử dụng các loại thuốc này cần thận trọng, không được tùy tiện bởi mỗi trẻ có tình trạng sức khỏe, thể chất, mức độ bệnh nặng nhẹ, độ tuổi khác nhau. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất phụ huynh không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp trẻ có bất cứ phản ứng bất thường nào trong quá trình sử dụng cũng phải nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
3. Chế độ ăn uống không phù hợp
Chế độ ăn uống không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ. Dạ dày của trẻ tương đối yếu, niêm mạc dạ dày dễ bị kích ứng. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với các thực phẩm có tính chua, cay, thực phẩm có ga trong một thời gian dài có thể khiến cho dạ dày của trẻ bị kích ứng. Phần niêm mạc dạ dày sẽ dễ bị viêm loét và gây bệnh nguy hiểm.
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu ý không để cho bé sử dụng quá nhiều những thực phẩm nói trên trong thời gian dài để tránh mắc các chứng bệnh nguy hiểm. Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng các thành phần dưỡng chất để giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, từ đó trẻ có thể phát triển một cách lành mạnh hơn và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
4. Nuốt nhầm hóa chất
Trẻ em vốn hiếu động và chưa có nhận thức cao nên việc nuốt nhầm hóa chất là điều khó tránh khỏi. Nhất là với những hóa chất trong tầm tay với thường làm trẻ dễ nhầm lẫn với các loại thức uống mà ba mẹ hay cho sử dụng.
Nếu không may trẻ nuốt nhầm các loại hóa chất như acid, kiềm, thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa có thể dẫn đến nhiều tổn thương cho thực quản, dạ dày, ruột. Những trường hợp này sau khi cấp cứu vẫn có thể để lại các thương tổn trong hệ tiêu hóa và gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng.
5. Stress từ việc học hành, thi cử
Stress, căng thẳng cũng là một trong những yếu tố chính gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng. Đối với trẻ em, stress, căng thẳng có thể do việc học hành thi cử gây ra.
Việc cha mẹ quá đặt áp lực về điểm số thành tích khiến cho trẻ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, mệt mỏi. Cộng thêm việc học hành liên tục, ăn uống thất thường ở trường trở nên khá phổ biến hiện nay.
Sự lo lắng về kết quả học tập, thành tích với bạn bè gây ra nhiều gián đoạn và khó khăn trong việc phát triển thể chất, đồng thời còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa. Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải lưu ý để trẻ không bị rơi vào tình trạng này.
2 Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là căn bệnh khá nguy hiểm, chính vì vậy nếu không may trẻ mắc phải chứng bệnh này thì cần phải được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, có 2 phương pháp chủ yếu để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có thể áp dụng cho trẻ đó là sử dụng thuốc Tây y cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ và dùng các bài thuốc dân gian tại nhà.
1. Sử dụng thuốc Tây y
Vì nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là do vi khuẩn Hp nên việc tiêu diệt vi khuẩn này là hết sức quan trọng. Việc kết hợp sử dụng hai thuốc kháng sinh và 1 thuốc PPI (tức là kết hợp giữa thuốc kháng acid và chống loét) là phác đồ được ưu tiên trong điều trị viêm loét dạ dày ở trẻ em. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng mỗi ngày 2 lần, áp dụng trong khoảng 2 tuần.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây y các bậc phụ huynh nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý sử dụng cũng như ngắt thuốc giữa chừng khi thấy trẻ có dấu hiệu thuyên giảm bệnh. Mọi người cũng nên hiểu rằng, thuốc Tây y giống như con dao hai lưỡi, thuốc chữa được bệnh này nhanh chóng nhưng lại có thể gây ra bệnh khác. Đặc biệt là đối với trẻ em với sức đề kháng còn yếu. Nếu cha mẹ nào quyết định chữa bệnh cho con bằng thuốc Tây thì nên chú ý để tránh gây ra những tác dụng phụ không đáng có.
2. Phương pháp dân gian
Việc dùng thuốc Tây y trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ, làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, làm cho các biểu hiện bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Chính vì vậy, các bài thuốc dân gian với nguyên liệu tự nhiên có tác dụng khá tốt và an toàn. Sau đây là một số cách chữa viêm loét dạ dày tá tràng cho trẻ em mà bạn nên tham khảo:
- Mỗi ngày cho trẻ uống nước ép rau má tươi hoặc trà rau má. Tinh chất của rau má vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa giúp điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày khá hiệu quả.
- Cho trẻ uống chè dây cũng là cách chữa bệnh khá tốt, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Kết hợp tinh bột nghệ và mật ong cũng có tác dụng khá tốt giúp tăng sức đề kháng và điều trị những tổn thương do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng gây nên. Tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng với trẻ trên 6 tuổi, vì nghệ không có lợi cho những trẻ có dạ dày chưa phát triển đầy đủ và sức đề kháng còn yếu.
Nếu áp dụng các cách chữa bệnh theo dân gian thì bạn phải thực sự kiên trì thì mới mang lại hiệu quả tốt. Cha mẹ nên cho bé thực hiện hàng ngày để các tinh chất từ các nguyên liệu từ từ thấm vào cơ thể và phát huy công dụng điều trị bệnh.
Một vài lưu ý khi áp dụng cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng cho trẻ em
Ngoài việc điều trị bệnh bằng các cách được chúng tôi giới thiệu trên, cha mẹ cũng nên chú ý một vài điều như sau:
- Tập cho trẻ thói quen vệ sinh chân tay trước khi ăn và sau khi vệ sinh để hạn chế sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Đảm bảo thực phẩm sử dụng cho bé có nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ, nấu chín kĩ để vi khuẩn không thể xâm nhập qua đường ăn uống và làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Nghiên cứu chế độ ăn khoa học với đầy đủ dinh dưỡng để gia tăng sức đề kháng, giúp hỗ trợ tối đa việc điều trị bệnh. Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi tốt cho hoạt động tiêu hóa. Đồng thời hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ không tốt cho quá trình điều trị bệnh.
- Hướng dẫn trẻ ăn chậm nhai kĩ để giảm áp lực cho hoạt động của dạ dày. Đồng thời không nên cho ăn quá nhiều mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn.
- Luôn tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi có thể làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của việc điều trị bệnh
Tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là thực trạng đáng lo ngại làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Chính vì vậy việc trang bị những kiến thức xung quanh vấn đề này hết sức quan trọng. Các bậc cha mẹ phải luôn luôn chú ý các biểu hiện ở trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường thì phải đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để được tiến hành các biện pháp chữa bệnh càng sớm càng tốt.
BTV An Nhiên
Người bệnh nên tham khảo thêm:
Bài được quan tâm
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán xử lý viêm loét dạ dày tá tràng: Quy trình bào chế sạch đảm bảo chất lượng
Hiệu Quả Bài Thuốc Viêm Loét Dạ Dày Sơ Can Bình Vị Tán 9/10 Người Khỏi
Diệt HP bằng thảo dược tự nhiên – Hướng đi mới trong loại bỏ viêm loét HP dạ dày
Loại Bỏ Viêm Loét Dạ Dày Bằng Bài Thuốc YHCT Đã Được Kiểm Nghiệm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!