Câu hỏi: “Xin chào các chuyên gia của Chuyên khoa dạ dày. Tôi tên là Thành, năm nay tôi 38 tuổi. Dạo gần đây tôi thường hay bị đau bụng, đi khám thì các bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm loét dạ dày. Lúc đầu tôi cũng không lo lắng lắm vì bác sĩ cũng có nói là tình trạng bệnh đang nhẹ, kê đơn thuốc uống là khỏi. Cho đến khi tôi nghe phong phanh rằng viêm loét dạ dày có thể bị lây từ người này sang người khác, vì trong nhà đang có con gái nhỏ nên thấy không yên tâm. Vậy mong các chuyên gia giải đáp thắc mắc giúp tôi rằng viêm loét dạ dày có lây hay không, và nếu có thì phải xử lý như thế nào ạ? Tôi xin cảm ơn.”
(Trần Văn Thành, Đồng Nai)
Đáp: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho trang chuyên khoa dạ dày! Bệnh viêm loét dạ dày là chứng bệnh không hiếm gặp hiện nay. Người lớn hay trẻ nhỏ, nam hay nữ đều có thể mắc phải chứng bệnh này. Không chỉ có bạn mà cũng đang có rất nhiều người thắc mắc rằng viêm loét dạ dày có lây từ người này sang người khác hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn về câu hỏi ấy.
1. Bệnh viêm loét dạ dày
Để trả lời được câu hỏi “viêm loét dạ dày có lây hay không?” thì chúng ta cần phải hiểu rõ căn bệnh phiền toái này.
Viêm loét dạ dày thực chất là việc lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây nên các vết loét làm cho lớp niêm mạc bị thủng gây đớn cho người bệnh.
Bệnh này do nhiều nguyên nhân gây nên:
- Do chế độ ăn, ngủ, nghỉ không hợp lý kèm theo đó là tình trạng stress kéo dài làm cho quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn bị đảo lộn dẫn đến bị viêm loét dạ dày.
- Sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, uống nhiều thức uống có cồn như rượu, bia, hút nhiều thuốc lá…
- Do tình trạng trào dịch mật
- Lạm dụng thuốc kháng sinh, làm cho các vi khuẩn có lợi trong dạ dày bị tiêu diệt hết, do đó lớp niêm mạc dạ dày dễ bị tấn công bởi các nhân tố kích thích gây ra viêm loét dạ dày.
- Do vi khuẩn HP
Các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày cũng rất dễ nhận biết:
- Triệu chứng dễ nhận biết nhất của người bị viêm loét dạ dày đó là ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa
- Đau vùng thượng vị, có thể là lan ra khắp vùng bụng.Các cơn đau này có thể là đau thắt từng cơn hoặc đau âm ỉ.
- Người bệnh chán ăn, ăn mau no do đó người bệnh thường hay bỏ bữa hoặc ăn rất ít.
Trong các trường hợp bệnh đã nặng có các triệu chứng như nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen hoặc đi ngoài ra máu, các cơn đau đến đột ngột và dữ dội, người mệt lả đi,… thì người bệnh cần phải đến bệnh viện ngay lập tức tránh nguy hiểm đến tính mạng.
2. Viêm loét dạ dày có lây hay không?
Đây là câu hỏi đang có rất nhiều người băn khoăn và đang chờ đợi câu trả lời tốt nhất. Xin thưa rằng, viêm loét dạ dày có lây nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy.
Như đã tìm hiểu ở trên, có nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh này, tuy nhiên những trường hợp bị viêm loét dạ dày bởi vi khuẩn HP thì mới có khả năng lây nhiễm, còn những người bị bệnh do các nguyên nhân khác thì không có khả năng lây nhiễm.
Vi khuẩn HP tên đầy đủ là Helicobacter pylori, đây là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống trong dạ dày, nơi môi trường axit đậm đặc. Chúng có thể tồn tại được trong môi trường như vậy chính là nhờ men Urease có trong cơ thể chúng. Các chất này có tác dụng trung hòa môi trường axit có trong dạ dày, cùng với hệ thống lông roi làm cho vi khuẩn HP có thể nhanh chóng di chuyển tránh sự tác động của axit dịch vị kéo dài. Giữa lớp chất nhày và lớp niêm mạc của dạ dày chính là nơi trú ngụ của loại vi khuẩn này bởi ở đây có dịch axit tương đối cao so với axit chung của dạ dày, bên cạnh đó nó còn có thể có khả năng kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị.
Vi khuẩn HP có thể lan truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác qua các con đường sau:
- Lây qua đường nước bọt: Trong khoang miệng, nước bọt và cao răng của người bệnh có tồn tại số lượng lớn vi khuẩn HP, do đó việc sử dụng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân hay dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp, nhai mớm cho con… cũng nguy cơ lây bệnh rất cao. Do đó, khả năng lây nhiễm viêm loét dạ dày lây qua đường ăn uống là không nhỏ.
- Lây qua đường phân – miệng: Phân của người bệnh luôn tồn tại vi khuẩn HP, một số người bệnh có thói quen vệ sinh tay kém hoặc không đậy kỹ thức ăn để ruồi, gián bay vào cũng là một trong những nguyên nhân lây nhiễm .
- Lây qua đường dạ dày – dạ dày: Nội soi dạ dày hiện đang được sử dụng phổ biến trong khám và điều trị bệnh. Việc không vệ sinh kỹ ống nội soi cũng có thể là nguyên nhân làm lây nhiễm vi khuẩn HP từ người có vi khuẩn HP sang người không có.
Qua đó, có thể khẳng định rằng người bị viêm loét dạ dày bởi vi khuẩn HP có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác. Do đó, cần đặc biệt chú ý hỏi rõ ràng tình trạng bệnh của mình do nguyên nhân nào để có hướng giải quyết tốt nhất.
3. Một số lưu ý để phòng bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP
Khi đã biết viêm loét dạ dày bởi vi khuẩn HP có khả năng lấy nhiễm, chúng ta cần phải có những biện pháp để phòng tránh:
- Dùng riêng các vật dụng cá nhân, bát đũa, nước chấm… với người bị bệnh, không gắp thức ăn cho nhau.
- Vệ sinh bát đũa sạch sẽ, nên tráng qua nước sôi các dụng cụ dùng chung trong gia đình.
- Luôn đậy kỹ thức ăn, thường xuyên diệt ruồi, muỗi, gián…
- Người bệnh không được nhai mớm thức ăn cho trẻ.
- Luôn vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh
Với người bị bệnh, cần giữ thái độ thoải mái, tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh bị căng thẳng, không được ăn đồ cay, nóng… Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylor
- Chữa viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP bằng lá chè dây
Sở dĩ chè dây được tin tưởng là có thể chữa viêm loét dạ dày do trong chè dây có chất tannin và Flavonoid, có tác dụng diệt khuẩn trong đường tiêu hóa, trong đó có vi khuẩn HP. Bạn có thể sử dụng chè khô, nếu có chè tươi thì càng tốt, sau đó bạn om với nước sôi và chắt lấy nước để uống như trà hàng ngày. Kiên trì dùng một thời gian sẽ khỏi.
- Chữa viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP bằng lá mơ lông
Đây cũng là một bài thuốc dân gian khá hiệu quả trong điều trị đau dạ dày. Bạn có thể sử dụng nó theo cách sau: Bạn dùng khoảng 20g lá mơ lông, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng từ 5 – 7 phút cho diệt hết ký sinh trùng trong lá. Sau đó bạn bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi lọc lấy nước. Bạn uống mỗi ngày một cốc nước lá mơ lông vào lúc đói, các triệu chứng đau sẽ giảm sau một thời gian kiên trì sử dụng.
Nếu muốn tác dụng nhanh hơn thì bạn hãy đến gặp bác sĩ nghe tư vấn và mua thuốc theo đơn kê để sử dụng. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị đau dạ dày đều có những tác dụng phụ kèm theo do đó bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày, hi vọng nó đã giải đáp được các thắc mắc của các bạn về sự lây nhiễm cũng như cách phòng căn bệnh này. Chúc các bạn mạnh khỏe.
Có thể bạn muốn xem
Bài được quan tâm
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán xử lý viêm loét dạ dày tá tràng: Quy trình bào chế sạch đảm bảo chất lượng
Đột phá phương pháp xử lý viêm loét dạ dày – tá tràng bằng thảo dược Đông y
Diệt HP bằng thảo dược tự nhiên – Hướng đi mới trong loại bỏ viêm loét HP dạ dày
Loại Bỏ Viêm Loét Dạ Dày Bằng Bài Thuốc YHCT Đã Được Kiểm Nghiệm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!