Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay. Vì ở lứa tuổi nào cũng có thể bị trào ngược dạ dày, do đó một câu hỏi được đặt ra khiến nhiều ông bố, bà mẹ trẻ lo lắng rằng “trẻ nhỏ bị mắc chứng trào ngược dạ dày có bị nguy hiểm gì hay không và cách khắc phục chứng bệnh này cho trẻ như thế nào?”. Để giải đáp được những thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
1. Nguyên nhân – triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch vị, đôi khi còn kèm theo cả thức ăn có trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Thông thường khi dạ dày co bóp, cơ thực quản dưới nối với dạ dày sẽ đóng kín để thức ăn không bị trào ngược. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho cơ thực quản này hoạt động kém đi khiến tình trạng trào ngược xuất hiện.
♦ Nguyên nhân gây trào ngược thực quản ở trẻ
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi chứng bệnh này thường xuất hiện thường xuyên do các nguyên nhân sau:
- Lúc này các cơ quan tiêu hóa của trẻ nói chung và dạ dày nói riêng chưa được phát triển toàn diện, cơ thực quản hoạt động còn yếu dẫn đến hoạt động đóng mở không ổn định cộng thêm việc dạ dày của bé nằm ngang so với dạ dày của người lớn, do vậy tình trạng trào ngược thực quản dễ dàng xảy ra.
- Tư thế cho con bú không đúng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh này.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, cho trẻ ăn quá no, giờ giấc ăn uống thất thường… gây nên tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ.
Ngoài ra, bé mắc các bệnh về đường ruột như viêm ruột, dị ứng sữa… cũng là nguyên nhân gây chứng trào ngược dạ dày.
♦ Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ
Khi bị trào ngược thực quản, trẻ sẽ có những biểu hiện như:
- Nôn ói, ọc sữa nhiều, có khi là ói ra cả đường miệng và đường mũi. Một số chị em lần đầu làm mẹ ít kinh nghiệm, họ không phân biệt được đâu là nôn trớ, đâu là nôn do trào ngược nên thường chủ quan không điều trị cho trẻ kịp thời dẫn đến tình trạng bệnh nặng lên gây khó khăn cho việc điều trị.
- Thường xuyên quấy khóc vô cớ, ăn uống kém, thức đêm nhiều.
- Trẻ bị sụt cân, không tăng cân, thường xuyên thở khò khè, ho.
Nếu phát hiện ra bé yêu nhà mình có bất cứ triệu chứng bất thường nào, bạn cũng không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ hoặc tìm cách khắc phục để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
2. Trào ngược dạ dày thực quản có gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ?
+ Nếu để trong một thời gian dài mà không có các chăm sóc đúng, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Trước tiên là gây ra tình trạng viêm thực quản với các mức độ khác nhau, nặng nhất là viêm barret thực quản vì nó có thể dẫn đến ung thư.
- Bị trào ngược dạ dày thực quản cũng sẽ làm cho các cơ quan của hệ hô hấp bị ảnh hưởng. Bé sẽ dễ bị ho, khò khè kéo dài, có thể bé sẽ bị khàn tiếng hoặc hen suyễn.
- Ngoài ra, trẻ bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm xoang, sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn…
Bởi các dịch vị trong dạ dày khi bị trào ngược chủ yếu là acid, mà acid lại có tác dụng ăn mòn, nếu để tình trạng này kéo dài, nồng độ acid đậm đặc cộng thêm sức nóng của nó sẽ làm bỏng lớp niêm mạc họng gây các bệnh về họng, làm mòn răng, khi chúng trào vào tai hoặc vào mũi sẽ gây viêm tai, viêm xoang… Do đó, đối với trẻ nhỏ, chứng bệnh này gây ảnh hưởng rất không tốt. Do đó, các ông bố, bà mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn cũng như sinh hoạt của bé để tránh mắc bệnh.
3. Cách chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày – thực quản
♦ Thay đổi cách cho trẻ ăn để giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản:
Đối với những trẻ chưa ăn dặm:
– Cho trẻ bú đúng cách:
+ Các bà mẹ nên cho bé bú bầu vú bên trái trước. Vì lúc bé mới bú, lượng sữa trong dạ dày còn ít nên có thể nằm nghiêng phải, sau đó chuyển bé sang bú bầu bên phải vì lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái để giúp sữa dễ dàng xuống được dạ dày mà không gây tình trạng trào ngược.
+ Trong trường hợp bú bình, các bà mẹ phải để đầu núm vú bình sữa luôn đầy, không để bình sữa nằm nghiêng tránh tình trạng bú hơi quá nhiều làm bé bị sặc. Khi bú xong hãy bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Lưu ý là không để trẻ bú nằm vì như vậy dễ bị sặc, trớ sữa, bạn cũng không nên tâng bé lên xuống sau khi bú.
+ Không cho trẻ bú khi đang khóc do bé có thể nuốt nhiều hơi gây căng dạ dày. Hãy bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi sau khi bú xong rồi nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.
– Xây dựng chế độ ăn cho trẻ:
+ Nên chia nhỏ các cữ bú mỗi lần khoảng 30 – 60 ml. Trường hợp trẻ bú quá nhiều (trên 60ml) thì giữ tư thế đang ẵm, đầu cao và vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ rồi bú tiếp. Lưu ý, để tránh tình trạng bị ọc sữa ra do dạ dày bị đè ép, bạn không nên bồng vác trẻ lên vai.
+ Một số trẻ bị dị ứng protein sữa bò nên thường có biểu hiện trào ngược khi sử dụng, do vậy bạn cần chú ý, nếu bị dị ứng phải đổi loại sữa phù hợp cho bé ngay.
+ Không cho trẻ ăn quá nhiều, quá no. Nên chia thức ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết. Thời gian tối thiểu giữa hai lần bú là 2 giờ, tối đa là 4-5 giờ.
– Điều chỉnh tư thế nằm cho bé:
+ Tư thế đúng cho trẻ nằm là đặt gối đầu cao khoảng 30 độ so với cơ thể, tư thế này sẽ giúp làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Vì nằm ở tư thế này khiến cho thực quản thấp hơn dạ dày nên các thức ăn cũng như dịch vị trong dạ dày sẽ khó lòng mà trào ngược lên được.
+ Ngoài ra bạn cũng nên mua gối chống trào ngược cho bé. Loại gối chuyên dụng này có tác dụng cố định tư thế ngủ, giúp trẻ ngủ ngon hơn và giảm được đáng kể triệu chứng trào ngược dạ dày.
Đối với trẻ đang trong thời gian ăn dặm:
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, giờ cho ăn hợp lý là từ 1,5 – 2/ lần.
– Bạn có thể thêm 1 muỗng bột ngũ cốc và khoảng 50g sữa bột hoặc vắt sữa từ bầu sữa mẹ vào bình rồi khuấy đều cho con uống. Nếu hỗn hợp quá đặc, bạn có thể cắt núm vú của bình thành chữ X cho bé dễ dàng sử dụng.
– Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
– Các bà mẹ nên chú ý không cho trẻ bú quá no hoặc ăn thức ăn quá đặc, vì chúng dễ gây táo bón, làm cản trở quá trình hấp thụ canxi cho cơ thể.
– Thường xuyên vỗ nhẹ trong quá trình bé đang ăn để tránh hiện tượng trớ sữa.
♦ Dùng thuốc để điều trị chứng trào ngược cho trẻ:
Bài viết tham khảo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!