Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp và khó lường cho sức khỏe của bạn. Một trong những biến chứng phức tạp và khá phổ biến của bệnh đái tháo đường chính là biến chứng đường tiêu hóa. Những ảnh hưởng của biến chứng này đến sức khỏe của chúng ta như thế nào? Làm sao để tự bảo vệ sức khỏe của chính mình?
5 biến chứng tiêu hóa do đái tháo đường
Đái tháo đường (tiểu đường) là một trong những bệnh lý có liên quan đến chuyển hóa của cơ thể. Các rối loạn phổ biến là chuyển hóa lipid, điện giải và protid trong cơ thể. Từ đó, cơ thể bạn có thể đối phó với những rối loạn ảnh hưởng lớn đến nhiều bộ phận trong cơ thể, nhất là các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa. Dưới đây là 5 biến chứng tiêu hóa phổ biến mà bạn có thể gặp phải nếu mắc bệnh đái tháo đường.
1.Rối loạn vận động thực quản
Thực quản của chúng ta được xem là tuyến đầu của bộ máy tiêu hóa, là đường dẫn thức ăn từ khoang miệng đi vào dạ dày của bạn. Khi rối loạn chuyển hóa các chất do đái tháo đường xảy ra, cơ thể bạn có thể cũng xuất hiện tình trạng rối loạn vận động thực quản.
Bạ có thể có các triệu chứng khó nuốt, cảm giác nghẹn khi ăn, có những cơn trào ngược dạ dày gây nóng rát lồng ngực và thực quản. Một số bệnh nhân còn có các dấu hiệu đau thắt ngực khó chịu. Khi có các dấu hiệu này, bác sĩ sẽ tiến hành soi thực quản để xác định tình trạng đau của bạn là do biến chứng tiểu đường hay đến từ các nguyên nhân khác như nấm thực quản, viêm thực quản, u thực quản,…
Biến chứng rối loạn vận động thực quản
2.Rối loạn vận động dạ dày – liệt dạ dày
Đây được xem là biến chứng tiêu hóa thường gặp nhất mà bệnh tiểu đường gây ra cho sức khỏe của chúng ta. Khi bị rối loạn vận động dạ dày, bệnh nhân thường có những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn và nôn, khi ăn thường đầy bụng, khó tiêu, mau no,… Những vấn đề này do dạ dày bị liệt, vận động và co bóp kém khiến cho thức ăn lưu lại dạ dày lâu hơn.
Tình trạng này khi kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, thường xuyên mệt mỏi do không dung nạp được vào cơ thể lượng dinh dưỡng cần thiết. Huyết áp cũng có thể bị hạ do dịch tiêu hóa chậm hấp thu. Sự ùn ứ thức ăn cũng có thể khiến thức ăn kết khối gây tắc nghẽn dạ dày.
Rối loạn vận động dạ dày – liệt dạ dày do bệnh tiểu đường
3.Biến chứng táo bón
Táo bón cũng là một trong những ảnh hưởng thường xuyên mà người mắc bệnh tiểu đường gặp phải. Chính sự tăng cao đường huyết trong máu sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, gián tiếp gây ra sự suy giảm lượng nước trong ruột. Lượng nước trong ruột quá ít sẽ khiến cho phân bị cứng, khó đi cầu hơn, bệnh nhân phải dùng nhiều sức để rặn hơn.
Quá trình này khiến cho nhu động ruột bị giảm, bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng táo bón, bệnh nhân thường đi cầu ít hơn người bình thường khoảng 3 lần. Táo bón kéo dài làm cho bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, ăn ngủ không ngon, thường xuyên khó chịu. Bệnh nhân cũng dễ bị suy nhược cơ thể, cảm giác đầy tức bụng thường xuyên, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Táo bón cũng có thể dẫn đến các biến chứng nhiễm toan ceton, tích tụ ammonia, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Biến chứng táo bón do bệnh tiểu đường
4.Biến chứng túi mật, đường mật
Ở tình trạng bình thường, mật sẽ tiết ra thường xuyên từ túi mật khi chúng ta ăn. Mật sẽ vào ruột để tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn. Bệnh nhân bị đái tháo đường lâu ngày, đường máu tăng cao sẽ dẫn đến suy giảm co bóp túi mật, gây ứ mật lại tại túi mật, không thể tiết hết xuống ruột. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến sỏi trong túi mật và tình trạng viêm túi mật.
Khi bị sỏi túi mật độ nhẹ, bệnh nhân thường không cảm nhận được các dấu hiệu bất thường về sức khỏe. Khi sỏi mật phát triển to có thể gây ra đau nhức hạ sườn phải, sốt rét run bất thường.
Biến chứng túi mật do bệnh đái tháo đường
Cách xử lý biến chứng đường tiêu hóa do đái tháo đường
Theo Bác sĩ Trần Viết Thắng, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, sự tăng cao đường máu ở những bệnh nhân đái tháo đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng phức tạp cho cơ thể, trong đó có biến chứng đường tiêu hóa. Thống kê cho thấy có tới hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường gặp phải các biến chứng không mong muốn ở đường tiêu hóa.
Khi phát hiện các biến chứng đường tiêu hóa do đái tháo đường, bạn cần lưu ý:
– Thăm khám và điều trị tích cực, đúng hẹn.
– Luôn mang theo sổ khám bệnh bên mình để có thể dùng trong trường hợp xảy ra biến chứng bất ngờ.
– Duy trì dùng thuốc đúng giờ, điều đặn, không tự ý ngừng sử dụng các loại thuốc điều trị nếu không có những chỉ định của nhân viên y tế và bác sĩ điều trị.
– Bệnh nhân cần chú ý theo dõi đường huyết thường xuyên.
– Luyện tập tích cực các bài tập đi bộ, dưỡng sinh, bơi lội, đi xe đạp,… để rèn luyện sự dẻo dai cho cơ thể.
Bác sĩ Trần Viết Thắng – Hình thức tập thể dục đơn giản và dễ áp dụng nhất là đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần, không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp.
– Dùng muối có mức độ. Chỉ nên dùng < 6 g muối mỗi ngày.
– Dùng bữa điều đặn và đúng giờ.
– Tăng cường chất xơ để giảm cholesterol trong cơ thể, giảm biến chứng táo bón do tiểu đường.
– Uống từ 2 – 2, 5 lít nước mỗi ngày để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh tình trạng tắc dạ dày, táo bón,…
– Hạn chế ngồi lâu để tránh giảm nhu động ruột, nhu động dạ dày,…
– Bỏ thói quen dùng rượu bia, thuốc lá.
Có thể bạn quan tâm:
Tiểu đường là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là các biến chứng tiêu hóa. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần chú ý áp dụng những lời khuyên trong xử lý các biến chứng tiêu hóa. Chúc bạn sớm cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!