Theo dân gian, lá vối được sử dụng để chữa chứng viêm đại tràng, tốt cho các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, có rất nhiều ý kiến thắc mắc rằng đau dạ dày có uống được lá vối không, sử dụng nước lá vối như thế nào đúng cách, khi uống nước lá vối cần lưu ý gì? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Đau dạ dày có uống được lá vối không?
Cây vối thuộc họ Sim, có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus. Cây vối ưa sống ở khí hậu nhiệt đới, thường mọc hoang hoặc được người dân trồng để sử dụng trong chữa bệnh. Cây vối cao tầm 5-6m, có đường kính gần 1/2m, phiến lá vối dai, cứng và có cuống lá dài. Hoa vối có màu lục nhạt, quả có hình trứng khi chín có màu tím sậm. Đặc biệt, lá và nụ vối có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu nên thường được sử dụng để pha trà uống hàng ngày.
Theo nhiều nghiên cứu, trong lá vối có chứa chất tanin, chất này có tác dụng bảo vệ và chống lại các kích thích ảnh hưởng đến niêm mạc ruột. Tinh dầu vối và một số chất kháng sinh có tính kháng khuẩn cao nên có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại như Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella, Bacillus subtilis, vi khuẩn phế cầu, bạch cầu… hầu hết là các vi trùng Gram (+) và Gram (-). Do đó, lá vối mang đến nhiều tác dụng tích cực trong việc điều trị các chứng bệnh như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày-tá tràng, các bệnh viêm nhiễm ngoài da.
Người bệnh đau dạ dày có thể uống được nước lá vối
Như vậy, có thể kết luận khi bị đau dạ dày người bệnh có thể uống được nước lá vối. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học và các thầy thuốc Đông y cho rằng, nếu uống lá vối tươi sẽ gây hại máu, vì trong lá vối có nhựa. Do đó, bạn nên uống lá vối khô sẽ tốt hơn cho sức khỏe, đồng thời điều trị được một số bệnh. Mỗi lần sắc chỉ cho một lượng lá vừa phải, không nên cho nhiều quá, không nên uống quá đặc.
Ngoài ra, thoe Y học cổ truyền, lá vối có tính mát, vị đắng, với tác dụng kháng khuẩn, kiện tỳ, kích thích vị giác, kích thích tiêu hóa nên thường được dùng để thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, chữa các bệnh về chốc lở, mụn nhọt, vết bỏng, đau nhức xương khớp, các bệnh về đường tiêu hóa, đường ruột.
Hàm lượng polyphenol có trong lá vối cao cùng với hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase có tác dụng ổn định đường huyết, giảm lipid trong máu và hỗ trợ phòng chống bệnh đái tháo đường hiệu quả.
Sử dụng lá vối không đúng cách gây hại cho sức khỏe
Tuy lá vối có rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh thông thường hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng lá vối, mọi người nên lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn, không gây hại cho sức khỏe.
Không nên uống nước lá vối quá đặc
+ Những người quá gầy, sức khỏe suy nhược không nên dùng lá vối, nụ vối.
+ Khi đang đói không nên uống nước vối, vì nước vối có tính kích thích tiêu hóa mạnh.
+ Nên sử dụng lá vối đã phơi khô, vì nếu sử dụng lá vối tươi thường xuyên có thể dẫn tới tình trạng hao huyết, tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong cơ thể.
+ Khi sử dụng lá vối khô cần được bảo quản tốt, vì nếu nhiễm nấm rất dễ sinh bệnh cho cơ thể.
+ Không nên uống nước vối quá đặc, có thể gây khó chịu cho đường ruột.
+ Không nên uống quá nhiều nước vối vì có thể ảnh hưởng đến hệ bài tiết. Chỉ nên uống 1 ấm nước lá vối hoặc 1 ly nước lá vối mỗi ngày là được.
+ Khi kết hợp lá vối với nhân trần uống trong thời gian dài sẽ làm nhuận gan quá mức. Gan tiết ra quá nhiều dịch, trong khi nhu cầu cơ thể không cần đến sẽ làm mất cân bằng các chất, sinh ra bệnh tật.
+ Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai muốn sử dụng nước lá vối cần phải hỏi ý kiến thầy thuốc, tuyệt đối không được tự ý dùng.
Trên đây là giải đáp thắc mắc người bệnh đau dạ dày có uống được nước lá vối không và một số lưu ý khi uống nước lá vối để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Mong rằng, qua đây mọi người sẽ hiểu rõ hơn và biết cách sử dụng thuốc một cách tốt nhất. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!
→ Thông tin hữu ích cho người bệnh dạ dày:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!