Bệnh lồng ruột ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em và là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Thống kê ở các bệnh viện cho thấy cứ 1000 trẻ thì có khoảng 3 – 5 trẻ mắc phải tình trạng này. Để nhận biết sớm bệnh lồng ruột ở trẻ em, bạn nên tham khảo một số thông tin hữu ích dưới đây.
Bệnh lồng ruột ở trẻ em do nguyên nhân nào?
Bệnh lồng ruột ở trẻ em thường gặp ở độ tuổi từ 5 – 9 tháng tuổi. Những lứa tuổi lớn hơn thường rất hiếm khi mắc phải bệnh này. Tình trạng bệnh lồng ruột thường xảy ra khi có một đoạn ruột không nằm ở vị trí bình thường mà chui vào trong lòng một đoạn ruột gần đó. Lúc này đoạn ruột đó sẽ kéo theo các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó.
Mặc dù có đến 90% các ca bệnh lồng ruột không rõ nguyên nhân nhưng thông thường, có các nguyên nhân gây ra bệnh lồng ruột được ghi nhận như:
- – Các khối u vùng ruột.
- – Polyp ở ruột.
- – Trẻ em bị nhiễm Rotavirus.
- – Các biến chứng như dính ruột.
- – Sẹo đường ruột.
- – Trẻ có tiền sử giải phẫu ruột, tiền sử bị lồng ruột.
Nhận biết trẻ bị bệnh lồng ruột
Trẻ bị bệnh lồng ruột có thể được nhận biết bằng một số biểu hiện bất thường về sức khỏe mà bố mẹ cần lưu ý như:
- – Đau bụng.
- – Nôn mửa.
- – Bỏ bú.
- – Tình trạng trướng bụng.
- – Một số trẻ có thể có dấu hiệu đại tiện ra phân có máu lẫn nhầy.
- – Trẻ thường quấy khóc, la hét.
- – Trẻ tiểu ít, sốt cao.
- – Da xanh, lờ đờ, hôn mê, thiếu nước nặng.
- – Nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sốc do mất nước.
Những nguy cơ khi bị lồng ruột
Bệnh lồng ruột là một trong những bệnh lí dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa như tắc nghẽn ruột, bán tắc ruột, giãn mạch máu, ứ trệ đoạn ruột bị thiếu máu. Khi trẻ bị lồng ruột có thể gặp phải một số tình trạng viêm nhiễm, phù nề, xuất huyết, viêm phúc mạc, hoại tử,…
Phòng tránh bệnh lồng ruột như thế nào?
Bệnh lồng ruột không có các biện pháp đặc hiệu để phòng bệnh. Do đó, cách tốt nhất để nhận biết các dấu hiệu bất thường Bệnh lồng ruột là tình trạng có thể được chẩn đoán để phòng tránh sớm. Để tránh bệnh lồng ruột, bạn cần thực hiện các chẩn đoán cần thiết khi phát hiện các dấu hiệu bất thường. Thông thường bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp X – quang, siêu âm ổ bụng,…
Điều trị bệnh lồng ruột
Bệnh lồng ruột khi đã xác định được chắc chắn nguyên nhân gây ra bệnh lồng ruột dạ dày, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị như:
- – Biện pháp tháo khống lồng bằng bơm hơi.
- – Điều trị bằng phương pháp barium.
- – Phẫu thuật sẽ được điều trị can thiệp nếu cần thiết.
- – Các biện pháp khác như bù thêm dịch, kháng sinh, nuôi dưỡng cũng như đặt ống thông dạ dày để giảm tình trạng trướng bụng.
Có thể bạn quan tâm:
Với một số thông tin cần biết về bệnh lồng ruột ở trẻ, hi vọng bạn sẽ chủ động hơn trong phòng ngừa căn bệnh này. Bố mẹ nên chú ý đề phòng các dấu hiệu bất thường về sức khỏe của bé. Chủ động phòng ngừa từ sớm sẽ giúp bố mẹ bảo vệ tốt nhất cho bé. Chúc bé có nhiều sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!