Hỏi: Thưa chuyên gia, anh trai tôi năm nay 29 tuổi. Dạo gần đây anh ấy có dấu hiệu hiệu bất thường ở vùng bụng. Bụng anh trai tôi hơi to bất thường, có cảm giác đau tức như có u ở vùng bụng. Đi khám tại bệnh viện thì bác sĩ bảo anh tôi bị thoát vị thành bụng do vết mổ cũ. Thật ra cách đây vài năm anh tôi có đi mổ ruột thừa, hiện nay lại bị thoát vị thành bụng do vết mổ này. Cả gia đình tôi rất hoang mang không biết bệnh này là gì và nếu phẫu thuật thì có chữa dứt điểm được bệnh hay không? Vậy mong bác sĩ hãy giải đáp giúp chúng tôi ạ. Tôi xin cảm ơn.
(Văn Khoa, Nghệ An)
Đáp: Chào bạn Khoa, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Có một thực tế là hiện nay nhiều người vẫn còn đang thắc mắc rằng bệnh thoát vị thành bụng là gì, nó có gây nguy hiểm cho người bệnh hay không? Chính vì chưa hiểu rõ được bệnh nên thường thì người bệnh có thái độ chủ quan, xem thường bệnh dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được. Về trường hợp của anh trai bạn, chúng tôi xin phép được giải đáp như sau:
1. Thoát vị thành bụng có nguy hiểm không?
Thoát vị thành bụng xảy ra khi cơ thành bụng bị yếu hoặc bị hở,tạo ra một khối lồi trên bụng. Lúc này, các cơ trong thành bụng bị kéo căng, làm tăng áp lực trong khoang bụng khiến khối lồi xuất hiện rõ ràng hơn. Để dễ hiểu hơn, các bạn thử hình dùng ra một quả bóng được bơm trong một cái thùng rỗng. Trong cái thùng rỗng này có một cái lỗ và quả bóng khi bị bơm căng sẽ trồi một phần vào cái lỗ này. Chỗ bị lồi này cũng tương tự như khối lồi khi bị thoát vị thành bụng.
Bệnh này có thể gây ra do di truyền hoặc do vết mổ của phẫu thuật khiến cơ thành bụng ở những vị trí này bị yếu làm cho một phần ruột bị tống ra bên ngoài gây nên các khối lồi ở bụng.
Thoát vị thành bụng thường có các loại sau đây:
- Thoát vị thành bụng do vết mổ
- Thoát vị vùng bẹn – đùi: Thoát vị bẹn trực tiếp, gián tiếp; thoát vị đùi; thoát vị thành bụng dạng bẹn thể kết hợp;
- Thoát vị thành bụng trước: Thoát vị thượng vị, rốn, spigelian.
- Thoát vị lưng: Thoát vị tam giác lưng dưới, lưng trên.
- Thoát vị vùng chậu: Thoát vị vùng đáy chậu, bịt, tọa.
Cũng giống như anh trai bạn, khi bị thoát vị thành bụng, người bệnh sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng, khối lồi sẽ làm cho bụng to lên bất thường, làm hạn chế vận động, mất thẩm mỹ. Hơn nữa căn bệnh này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như nghẹt gây hoại tử ruột hoặc bị mạc treo ruột. Do đó, khi phát hiện bệnh, cần phải có biện pháp điều trị sớm, tránh làm cho bệnh nặng thêm.
2. Phương pháp điều trị thoát vị thành bụng
Để tránh tình trạng biến chứng do thoát vị thành bụng, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà các bác sĩ quyết định sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nào.
Một quy trình phẫu thuật chuẩn được thực hiện qua các bước sau: Vô cảm – vô khuẩn phẫu thường – rạch một đường mổ tại vị trí thoát vị thành bụng để đưa ruột vào ổ bụng – cách ly vùng mô lành – xác định ranh giới lỗ thoát vị – đóng lỗ thoát vị bằng các mũi khâu. Lưu ý các mũi khâu này không được căng quá, bởi vì khi căng quá mức sẽ dẫn đến sự giằng co các mô xung quanh gây nguy cơ rách mô tạo nên các lỗ thoát vị mới. Sau đây là các phương pháp phẫu thuật được sử dụng để điều trị thoát vị thành bụng:
♦ Điều trị thoát vị thành bụng bằng phương pháp mổ nội soi
Dùng phương pháp mổ nội soi để điều trị thoát vị thành bụng có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp mổ truyền thống. Đây là kỹ thuật được áp dụng dựa trên phương pháp mổ cũ, và được chỉ định dùng cho những bệnh nhân đã từng bị thoát vị tại cùng một vị trí.
Ở lần phẫu thuật đầu, vết mổ đã làm một phần cấu trúc tại nơi thoát vị thành bụng được hàn gắn lại nhưng vẫn có sự xê dịch so với giải phẫu thông thường. Khi thực hiện mổ nội soi, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật giống với lần đầu nhưng với vết mổ nhỏ hơn. Sau khi đã rạch bụng tại vị trí bị thoát vị , bác sĩ thọc tay vào gỡ khối thoát vị ấy ra, đặt miếng ghép vào và khâu lại.
Phương pháp này có những ưu điểm như sau:
- Đường rạch nhỏ.
- Có thể áp dụng được ở mọi vị trí.
- Làm giảm nguy cơ bị tái phát trở lại.
- Giảm đau đớn cho người bệnh trong và sau quá trình phẫu thuật.
Bên cạnh đó, mổ nội soi điều trị thoát vị thành bụng cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Với phương pháp này, các bác sĩ cần phải gây mê toàn thân cho bệnh nhân.
- Làm tăng nguy cơ tổn thương các mạch máu ở thành bụng.
- Việc đặt những miếng ghép ở vị trí thoát vị trong một thời gian dài có nguy cơ gây ra những tình huống không mong muốn.
♦ Dùng tia laser chữa trị thoát vị thành bụng
Tia laser được dùng để rạch khi cần phẫu thuật, dùng để chia tách các mô nhưng đến nay vẫn chưa có ứng dụng nào trong việc sử dụng tia laser để phẫu thuật thành bụng. Ngoài công dụng dùng để rạch, mổ thì tia laser không có tác dụng trong tái tạo, sửa chữa cấu trúc cơ thể.
Việc cho rằng dùng tia laser để phẫu thuật sẽ không gây đau đớn cho bệnh nhân cũng hoàn toàn không có cơ sở. Bởi vì sự đau đớn sau khi phẫu thuật nó phụ thuộc vết khâu và vết mổ có sâu hay không chứ không xuất phát từ việc được mổ như thế nào, bằng dụng cụ gì.
♦ Phương pháp vô cảm được sử dụng trong điều trị thoát vị thành bụng
Mặc dù các phương pháp phẫu thuật trên có những ưu điểm nhưng nhược điểm cũng không phải là ít. May thay, có thể thực hiện phẫu thuật bằng các phương pháp vô cảm khác nhau. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho những bước phẫu thuật tiếp theo. Bệnh nhân có thể được chỉ định gây mê hoàn toàn trong quá trình phẫu thuật hoặc chỉ gây mê cục bộ kết hợp với dùng thuốc an thần và giảm đau cho bệnh nhân.
Tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân, tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà các bác sĩ sẽ quyết định sử dụng phương pháp vô cảm nào cho bệnh nhân.
3. Một số lưu ý sau khi phẫu thuật thoát vị thành bụng
Sau khi phẫu thuật thoát vị thành bụng, để nhanh hồi phục bạn cần chú ý một số điều sau đây:
- Người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi. Ăn nhiều trái cây, uống nhiều nước tránh tình trạng táo bón.
- Nên đặt một cái gối mềm, nhẹ lên vùng bụng để hỗ trợ giảm các cơ hắt hơi, ho, nôn mửa (là tác dụng phụ của thuốc gây mê), tránh áp lực lên vết mổ.
- Nếu người có các triệu chứng bất thường như sốt, vết mổ chảy máu và càng ngày càng đau, khó đi tiểu, nóng sốt, toát mồ hôi,… cần đưa đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Tránh vận động mạnh, làm việc phải dùng sức nhiều.
Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn về bệnh thoát vị thành bụng cũng như là các phương pháp điều trị căn bệnh này. Hi vọng sau bài viết, gia đình cũng như là anh trai bạn có thể có những phương án tốt nhất để điều trị bệnh thoát vị thành bụng. Chúc anh trai bạn nhanh khỏi bệnh và chúc gia đình luôn khỏe.
Bài viết tham khảo
Ba toi năm nay được 62 tuổi ông bị đâu bụng đi khám bệnh được chuẩn đoán.thoat vị thành bụng phải .toi muốn hỏi khi mổ thì khả năng khôi phục có cao ko có tái lại ko ? Xin cam ơn
Bạn tôin năm nay 51 tuổi mổ 5 lần thành bụng rồi ( tiểu sử do ung thư buồng trứng và cắt 2 buồng và mạc treo cổ tử cung và đoạn nối ruột ) nhưng cứ chuyền hóa chất khoảng 2 tháng lại thoát vị bụng và dốn , lần này là lần thứ 3 sau mổ và chuyền hóa chất lại thoát vị đến hiện tại đã 7 tháng nhưng chỗ thoát vị đó k mềm và cứng 32mm hơi có có triệu chứng khoảng 2 tuần nay đau thúc xuống , xét nghiệm CA 125 >=495, scan64 dãy hai lần cách nhau 7 tháng đều có hạch nhỏ ở tiểu khung chậu .Xin các GS, TS , BS tư vấn có nên mổ nữa không ạ hay chỉ dùng tăng miễn dịch để cho thể trạng tốt hơn ạ vì thành bụng của bạn tôi mổ nhiều rồi ạ. Xin trân thành cảm ơn ạ