Giãn tĩnh mạch thực quản là một trong số các bệnh lý có thể gây xuất huyết rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản ra sao? Có những phương pháp điều trị nào đối với bệnh giãn tĩnh mạch thực quản.
Giãn tĩnh mạch thực quản là bị gì?
Tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản (varices) là một trong những bất thường tại các tĩnh mạch thực quản, thường là vùng dưới thực quản nơi nối giữa dạ dày và cổ họng. Người bị bệnh gan thường là nhóm đối tượng dễ gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản nhất. Đặc biệt là những bệnh nhân gan nặng. Ngoài ra bệnh máy đông, ký sinh trùng và hội chứng máu trở lại trong gan,… là một số bệnh lý dễ khiến cho tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản xảy ra.
Giãn tĩnh mạch thực quản sẽ khiến cho lưu lượng máu từ tim chảy về gan chậm hơn so với lưu lượng bình thường khi tĩnh mạch khỏe mạnh. Ngoài ra, ở bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thực quản, lượng máu trong tĩnh mạch có thể tràn ra các mạch máu nhỏ hơn. Điều này khiến tĩnh mạch sưng phồng. Bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm do vỡ tĩnh mạch, mất máu cấp, có thể tử vong nếu không can thiệp kịp thời.
Nhận biết nhanh triệu chứng giãn tĩnh mạch thực quản
Những triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản là :
- Nôn ra máu tươi.
- Đi ngoài ra phân có máu hoặc phân đen như hắc ín.
Hai triệu chứng này cũng khá giống với bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do thủng dạ dày. Bên cạnh 2 triệu chứng điển hình trên, bệnh nhân còn có thể bị shock, ngất do mất nhiều máu gây nguy hiểm đến tính mạng.
Điều trị giãn tĩnh mạch thực quản
Điều trị giãn tĩnh mạch thực quản thường có 2 phương pháp chính là phương pháp ngoại khoa giúp can thiệp ngay vào động mạch khi có các triệu chứng nặng, xuất huyết,… Với các trường hợp nhẹ có thể điều trị bằng thuốc kết hợp chế độ dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe thường xuyên.
Điều trị ngoại khoa
- Thực hiện thắt tĩnh mạch bằng dải đàn hồi với kỹ thuật nội soi. Qua đó ngăn tình trạng chảy máu tĩnh mạch. Tuy nhiên cách này có khả năng gây sẹo thực quản.
- Đặt ống TIPS giữa các tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan giúp mang máu từ gan trở lại tim và kiểm soát dòng chảy của máu trong thực quản. Tuy nhiên cần cẩn trọng khi áp dụng phương pháp này vì có thể gây suy gan, nhiễm độc. Chỉ dùng cho trường hợp các phương pháp khác thất bại hoặc dùng tạm thời cho bệnh nhân chờ ghép gan.
- Ghép gan là lựa chọn cho bệnh nhân bị bệnh gan nặng và thường tái phát chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản. Tuy tỉ lệ cấy ghép gan có tỉ lệ thành công cao nhưng nhu cầy cấy ghép gan hiện nay rất lớn, số gan hiến tặng chưa đủ nhu cầu.
Điều trị nội khoa
Điều trị ngoại khoa chủ yếu dùng một số thuốc giảm áp lực máu trong tĩnh mạch cửa nhằm giảm nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản. Các loại thuốc thường dùng như:
- Nadolol.
- Propranolol.
Một số thắc mắc về bệnh tiêu hóa:
Phòng chống giãn tĩnh mạch thực quản
Bệnh nhân có các vấn đề về gan cần phòng tránh các vấn đề về gan để tránh biến chứng giãn tĩnh mạch thực quản. Có thể áp dụng một số biện pháp:
- Chế độ ăn uống bổ sung nhiều rau quả, trái cây.
- Dùng thịt nạc, tránh dùng thịt mỡ và các thực phẩm chiên nhiều chất béo, dầu mỡ,…
- Tránh tăng cân. Nếu thừa cân cần áp dụng các biện pháp giảm cân.
- Cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chất vì có thể ảnh hưởng đến gan.
- Trao đổi với bác sĩ khi dùng các thuốc điều trị có tác dụng phụ đến gan.
Trên đây là một số vấn đề mà bệnh nhân giãn tĩnh mạch thực quản có thể tham khảo và lưu ý đề phòng. Khi có các dấu hiệu giãn tĩnh mạch thực quản cần cấp cứu ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!