Hỏi: Thưa các chuyên gia của chuyên khoa dạ dày, em năm nay 27 tuổi đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Dạo gần đây em thường bị đau tức vùng bụng, đi khám thì bác sĩ bảo em có khối u polyp trong dạ dày và yêu cầu em đi điều trị càng sớm càng tốt. Em đang rất hoang mang vì không hiểu rõ đây là bệnh gì và có những cách nào để chữa trị căn bệnh này. Vậy xin hỏi bác sĩ polyp dạ dày là gì và có những phương pháp nào để chữa trị ạ? Em xin cảm ơn.
(Hoàng Quân, Bình Dương)
Đáp: Chào bạn Quân, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên gia của trang Chuyên khoa dạ dày. Polyp dạ dày là một trong những vấn đề gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe, nghiêm trọng nhất là nguy cơ biến chứng thành ung thư. Tuy nhiên hầu hết mọi người vẫn chưa biết hoặc là chưa thấy được mức độ nghiêm trọng khi mắc căn bệnh này. Do đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn và các bạn đọc khác có được những hiểu biết đầy đủ cũng như là về các phương pháp điều trị căn bệnh này.
1. Tìm hiểu về bệnh Polyp dạ dày
Polyp dạ dày còn được gọi bởi một cái tên khác là u lành dạ dày, là khối các tế bào có dạng như vết sưng được tạo thành ở niêm mạc dạ dày. Người có Polyp dạ dày trong niêm mạc thường không xuất hiện dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể nào nên rất khó nhận biết. Thông thường những khối Polyp dạ dày được bác sĩ phát hiện khi kiểm tra dạ dày do đau dạ dày, viêm loét, tầm soát ung thư,…
Khối u này nếu không phát hiện sớm có khả năng biến chứng dẫn đến ung thư dạ dày, do đó khi phát hiện dấu hiệu bệnh cần phải được loại bỏ sớm.
Nguyên nhân gây ra bệnh Polyp dạ dày
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Polyp dạ dày. Trong đó các nguyên nhân chính thường gặp là:
- Các phản ứng viêm nhiễm hoặc tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày dẫn đến Polyp dạ dày là nguyên nhân phổ biến gây nên Polyp dạ dày.
- Việc sử dụng nhiều và trong thời gian dài các loại thuốc chống trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Do dạ dày bị nhiễm khuẩn: Những người bị nhiễm vi khuẩn Hp có nguy cơ gây bệnh Polyp dạ dày rất cao.
- Ngoài ra độ tuổi cũng là nguyên nhân gây nên Polyp dạ dày. Nguy cơ mắc bệnh này ở những người cao tuổi thường lớn hơn những người trẻ tuổi. Độ tuổi thường mắc phải là từ 50 tuổi trở lên.
Triệu chứng gây bệnh Polyp dạ dày
Người có khối u Polyp dạ dày thường không nhận thấy dấu hiệu nào bất thường. Chỉ đến khi các khối u này phát triển, gây viêm loét ở bề mặt thì người mắc bệnh mới thấy được những triệu chứng của bệnh:
- Xuất hiện những cơn đau bụng bất thường hoặc đau khi nhấn vào vùng bụng của bệnh nhân.
- Đi ngoài ra máu.
- Có dấu hiệu thiếu máu.
- Đau vùng thượng vị.
Qua đó ta thấy, nếu như Polyp dạ dày không phát triển thì nó vô hại và chỉ nằm im, không gây ra vấn đề gì. Nhưng khi đã phát triển một số loại Polyp dạ dày có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày đối với bệnh nhân trong tương lai. Tùy theo loại Polyp dạ dày có ảnh hưởng đến bệnh nhân hay không mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị hoặc không can thiệp.
Các loại u dạ dày
Polyp dạ dày có nhiều loại u khác nhau, tùy vào từng trường hợp người bệnh mắc khối u nào mà bác sĩ cũng sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau:
+ Fodic Polyp tuyến: Đây là khối u được hình thành ở bên trong lớp niêm mạc dạ dày. Nguy cơ gây ung thư dạ dày ở khối u này hầu như là không có.
+ Tăng sản Polyp: Loại khối u này thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày. Nó được hình thành dựa trên các phản ứng mãn tính bên trong lớp lót niêm mạc dạ dày. Nguy cơ gây ung thư của loại này cũng rất nhỏ, thường chỉ ở những trường hợp có khối u to trên 2 cm mới có thể gây ung thư.
+ U tuyến: Là loại u được hình thành từ lớp lót bên trong dạ dày, khi hình thành những khối u này sẽ phát triển thành ung thư. Do đó, đây chính là loại u có nguy cơ gây ung thư dạ dày cao nhất.
2. Các phương pháp điều trị Polyp dạ dày
Như đã nói ở trên, nếu phát hiện thấy khối u trong dạ dày, tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ quyết định có cần phải điều trị hay không.
- Nếu như là khối u nhỏ và không phải là u tuyến thì chưa cần phải can thiệp, thay vào đó các bác sĩ sẽ dặn dò bạn đi thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.
- Nếu bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày có thể được chỉ định điều trị song song virus Hp và can thiệp cắt bỏ Polyp vì cả 2 yếu tố này kết hợp có thể dễ gây ra ung thư. Ngoài ra, khi nhiễm loại vi khuẩn này bạn có thể điều trị bằng các bài thuốc dân gian như dùng lá chè dây hoặc rễ sim…
- Nếu kích thước Polyp dạ dày lớn hơn 0,5cm có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Điều này giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng chảy máu và chuyển sang ung thư. Bác sĩ có thể tiến hành nội soi và cắt bỏ với dụng cụ chuyên biệt đi kèm.
Với cách này, người bệnh sẽ không phải chịu đau nhiều, vết mổ nhỏ, khả năng phục hồi nhanh, hạn chế biến chứng sau khi cắt khối u. Cũng vì những ưu điểm như vậy mà phương pháp mổ nội soi đang được ưa chuộng.
3. Một số lưu ý sau khi điều trị Polyp dạ dày
Với những người bị Polyp dạ dày, để cải thiện tình trạng bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn, ngủ, nghỉ hợp lý. Tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi
- Thường xuyên vận động, tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không vận động mạnh ảnh hưởng tới vết thương.
- Tăng cường các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh ăn các loại thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ. Các loại thực phẩm được chế biến sẵn, các đồ uống có cồn hoặc những chất kích thích.
Trên đây là những thông tin cơ bản mà chúng tôi cung cấp cho bạn về bệnh Polyp dạ dày cũng như các phương pháp điều trị căn bệnh này. Bạn cần thường xuyên thăm khám để nắm bắt kịp thời tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn mau khỏe!
Có thể bạn muốn xem
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!