Mẹ bầu uống sữa bị đầy hơi phải làm sao?

Mẹ bầu uống sữa bị đầy hơi phải làm sao? Mẹ bầu cần quan tâm đến triệu chứng này, khi uống sữa bị đầy hơi có thể làm theo các cách sau đây để giảm nhanh tình trạng khó chịu.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị đầy hơi sau khi uống sữa

bau-uong-sua-bi-day-hoi-phai-lam-sao

+ Do các mẹ bầu đang sử dụng một loại thuốc nào đó, sữa làm ngăn cản sự hấp thu của thuốc nên gây ra chứng đầy hơi.

+ Mẹ bầu uống quá nhiều sữa cũng không tốt cho sức khỏe, dễ bị đầy hơi và khó tiêu.

+ Do tác động tâm lý căng thẳng, lo lắng khi mang thai làm acid không được tiết ra đủ tiêu hóa thức ăn. Thức ăn và sữa ứ đọng trong dạ dày làm mẹ bầu buồn nôn, chứng bụng, đầy hơi, khó tiêu,…

+ Rối loạn tiêu hóa do ăn uống các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,… hay sinh hoạt, nghỉ ngơi không khoa học cũng khiến mẹ bầu bị đầy hơi.

+ Uống sữa không đúng thời điểm (trước khi đi ngủ, sau khi mới ăn no,…).

Mẹ bầu uống sữa bị đầy hơi phải làm sao?

1. Thay đổi thói quen uống sữa

bau-uong-sua-bi-day-hoi-phai-lam-sao6

Có thể mẹ bầu bị đầy hơi là do thói quen uống sữa không tốt. Muốn cải thiện tình trạng này thì mẹ bầu cần uống sữa đúng cách, uống một lượng sữa vừa phải, uống đúng thời điểm. Các vấn đề này tùy vào sức khỏe và cân nặng của mẹ bầu, mẹ bầu có thể trực tiếp hỏi các bác sĩ khám thai hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chính xác.

Khi uống sữa không nên pha thêm với đường hay chocolate sẽ làm hàm lượng đường và chất béo dư thừa không cần thiết. Nên uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc 1h.

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Mẹ bầu uống sữa bị đầy hơi phải thay đổi thói quen sinh hoạt nếu thói quen hiện tại chưa tốt. Cần ăn ngủ đúng giờ, làm việc vừa sức, ăn uống đúng bữa và tập các bài tập an thai.

Sau khi ăn no và sau khi uống sữa mẹ bầu không nên đi nằm ngay để tránh bị đầy hơi khó tiêu.

3. Tránh các căng thẳng tâm lý

bau-uong-sua-bi-day-hoi-phai-lam-sao7

Tâm trạng căng thẳng, áp lực tâm lý lá nguyên nhân làm mẹ bầu bị chướng bụng đầy hơi sau khi ăn, sau khi uống sữa,… Mẹ bầu nên giữ tâm trạng thoải mái, tinh thần tốt sẽ tránh được nhiều bệnh tật.

Những mẹ bầu có tinh thần tốt sinh con ra sẽ khỏe mạnh, hạn chế được nguy cơ trẻ sơ sinh bị trầm cảm, dị tật.

4. Dùng thuốc theo toa bác sĩ

Mẹ bầu khi muốn dùng thuốc chữa bệnh cảm cúm, viêm gan, sốt, ho,…dùng thuốc gì thì cũng nên cẩn thận, tránh các loại thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Dùng thuốc bừa bãi không chỉ gây bệnh cho mẹ mà còn tăng khả năng dị tật của thai nhi trong bụng.

5. Thực hiện các mẹo giảm đầy hơi

bau-uong-sua-bi-day-hoi-phai-lam-sao8

Các mẹo này dành cho mẹ bầu đang bị đầy hơi, muốn chứng đầy hơi giảm nhanh thì có thể thực hiện thử!

Khi mẹ bầu uống sữa bị đầy hơi phải đi lại vài vòng, đi chậm nhẹ nhàng, sau đó khi thấy bụng đã tiêu bớt thì có thể làm theo các mẹo này:

Mẹo 1: uống nước ép cà rốt

Vitamin và chất xơ, khoáng chất trong nước ép cà rốt sẽ làm cho bụng mẹ bầu đỡ ngay chứng đầy hơi. Rửa sạch, xay nhuyễn 1 củ cà rốt rồi ép lấy nước uống là được, không cần gọt vỏ.

Mẹo 2: Ăn gừng tươi với 1 ít muối hột

Có thể sau khi đi lại vài vòng mẹ bầu sẽ thấy đỡ hơn nhưng vẫn còn chướng bụng, mẹo thứ 2 các mẹ có thể áp dụng là ăn gừng và muối hột. Xắt mỏng 2-3 lát gừng, thêm lên lát gừng 1-2 hạt muối rồi ăn, nhai chậm rồi nuốt dần qua cổ, chứng đầy hơi sẽ giảm nhanh.

Mẹo 3: Uống nước chanh ấm

Đầy hơi là do sữa và thức ăn chưa được tiêu hóa, khiến mẹ bầu khó chịu. Muốn giảm nhanh tình trạng này mẹ bầu cứ chuẩn bị 100ml nước ấm, vắt vào nước cốt 1 quả chanh, thêm 1 ít muối tinh và đường rồi uống. Acid trong chanh sẽ làm thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, dạ dày cũng dễ chịu hơn.

CÓ THỂ CÁC BẠN QUAN TÂM:

Cập nhật lúc 00:17 - 12/09/2021

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.