Đau dạ dày khi mang thai thường có triệu chứng như buồn nôn và nôn, ợ hơi, đi ngoài ra máu… chúng thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng ốm nghén khi mang bầu.
Cũng chính vì vậy mà các mẹ bầu thường chủ quan, không thăm khám kịp thời nên dễ gây ra các vấn đề không mong muốn. Vậy dựa vào đâu để có thể nhận biết sớm được bệnh này, bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề đó.
1. Các dấu hiệu đau dạ dày khi đang mang bầu
Chắc hẳn với tất cả các bà bầu thì việc mắc bất cứ một chứng bệnh gì trong thời gian đang mang thai cũng làm họ lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
Bị đau dạ dày trong thời kỳ này quả là một nỗi ám ảnh lớn. Việc thay đổi tâm sinh lý của người phụ nữ khi mang bầu cộng thêm chứng đau dạ dày sẽ càng dễ làm cho bà bầu bị mệt mỏi, hay cáu gắt, luôn trong tình trạng căng thẳng, bốc hỏa, suy nhược cơ thể… đau dạ dày còn gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, chán ăn dẫn đến việc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng làm chậm quá trình phát triển cũng như đe dọa đến sự an toàn của thai nhi.
Các bệnh khác nhau sẽ đều có những dấu hiệu nhận biết riêng, tuy nhiên bị đau dạ dày trong thời gian mang thai lại khá khó phát hiện do những triệu chứng của nó giống các triệu chứng ốm nghén, nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng nếu để ý kỹ thì vẫn có sự khác biệt:
-
Ợ hơi, ợ chua
Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày mà các mẹ bầu cần lưu ý. Bị đau dạ dày thường bị ợ hơi, ợ chua. Tuy nhiên có sự khác biệt là luồng hơi thường xuất phát từ việc lượng thức ăn được tích trữ lâu ngày trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản rồi thông qua khoang miệng đi ra ngoài.
Nếu là ợ chua thì tình trạng viêm loét dạ dày đã xấu hơn vì ngoài luồng hơi thì còn cả dịch vị acid có trong dạ dày sẽ cùng trào ngược lên thực quản. Vấn đề này gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
-
Buồn nôn và nôn
Đây là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày khi mang thai thường bị nhầm lẫn nhất. Tuy nhiên khi mang thai đa số chị em có dấu hiệu ốm nghén đặc trưng là buồn nôn và nôn khan. Còn đối với khi bị đau dạ dày có điểm khác biệt là nôn có ra nước hoặc thức ăn, nếu nôn nhiều có thể bị mất nước và tụt huyết áp.
Triệu chứng buồn nôn và nôn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày. Vì dễ nhầm lẫn nên các bà bầu phải nhạy bén khi nhận biết các dấu hiệu bệnh của cơ thể.
Ngoài ra đau dạ dày còn có những triệu chứng riêng biệt dễ nhận thấy ngay cả khi đang mang thai. Chẳng hạn như:
-
Chảy máu tiêu hóa
Hiện tượng đi ngoài ra máu là dấu hiệu của chảy máu tiêu hóa. Khi có triệu chứng này, thường thì người bệnh sẽ nghĩ tới 2 trường hợp là mắc bệnh trĩ hoặc bệnh dạ dày. Chảy máu tiêu hóa là dấu hiệu cho thấy căn bệnh đã bước qua giai đoạn nặng. Nếu là bệnh đau dạ dày còn có thể nhận biết qua dấu hiệu đi ngoài ra máu hoặc phân đen, thậm chí là nôn ra máu.
Chảy máu dạ dày rất nguy hiểm đến tính mạng cho con người trong thời gian ngắn, chính vì thế cần đưa người bệnh có triệu chứng này đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị.
-
Đau vùng thượng vị
Khi bị đau dạ dày hay các bệnh khác như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng,… thì không thể tránh khỏi triệu chứng bị đau vùng thượng vị. Thượng vị được xác định là vùng trải rộng từ trên rốn đến mũi xương ức, là vị trí của dạ dày. Do đó khi gặp vấn đề về dạ dày, thì sẽ xuất các cơn đau có khi âm ỉ nhưng cũng có khi đau tức, đau quằn quại kèm cảm giác nóng rát khó chịu ở vùng thượng vị này.
-
Ăn kém
Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày khiến người bệnh có cảm giác chán ăn, ăn kém, ăn không ngon miệng. Điều này gây ảnh hưởng tới việc cung cấp và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dần dẫn đến suy nhược cơ thể, sút cân, người mệt mỏi.
-
Chướng bụng
Vì dạ dày bị tổn thương nên quá trình tiêu hóa thức ăn kém, làm thức ăn ứ đọng lâu ngày trong dạ dày. Khi đó, dạ dày bị ách tắc sẽ tạo áp lực bắt cơ thể sản sinh ra các cơn buồn nôn hoặc nôn để giải phóng thức ăn, các dịch dư thừa trong dạ dày ra ngoài cơ thể.
Không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà khi bị đau dạ dày còn tác động xấu tới thai kì và em bé trong bụng. Chính vì thế, các bà mẹ phải thường xuyên theo dõi các dấu hiệu bệnh của mình và có biện pháp điều trị sớm.
2. Một số lưu ý khi bị đau dạ dày trong giai đoạn mang thai
Đau dạ dày khi đang mang thai gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé. Nếu tình trạng bệnh đã trở nên trầm trọng thì có thể sẽ gây ra nhiều tình huống nguy hiểm, có thể dẫn đến sẩy thai. Do vậy, các bà mẹ nên lưu ý một số điều như sau:
- Đầu tiên phải giữ được tinh thần sống lạc quan, thoải mái, không để cho bản thân bị căng thẳng, mệt mỏi.
- Không sử dụng thuốc Tây để điều trị vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp bệnh đã nặng thì cần phải đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn cách điều trị bệnh tốt nhất.
- Các bà mẹ phải có được một chế độ ăn uống khoa học: Không chỉ là đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho con, việc ăn uống còn tác động trực tiếp đến dạ dày. Do đó với những người bị đau dạ dày cần phải quan tâm đến chế độ ăn hàng ngày của mình.
Bạn nên tránh xa các loại thức uống có cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… không ăn đồ cay, nóng, các thức ăn chứa nhiều acid. Nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày như thức ăn chứa nhiều tinh bột ngô, khoai, bánh mì,… các loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa, bắp cải… Các thức ăn phải mềm,được hấp, ninh, luộc kỹ để dạ dày dễ tiêu hóa.
- Nên học các động tác thể dục cho bà bầu, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hơn, vui vẻ hơn.
3. Vài cách chữa đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian an toàn cho thai nhi các mẹ bầu có thể thử
Đối với việc chữa trị, khi không được sử dụng thuốc Tây thì việc tìm đến các bài thuốc dân gian quả là một sự lựa chọn sáng suốt cho các bà mẹ bị đau dạ dày khi đang mang thai. Các bài thuốc dân gian như chữa đau dạ dày bằng chè dây, bằng nghệ tươi và mật ong, lá mơ lông… cũng rất hiệu quả.
- Chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông
Các bạn có thể lấy từ 20 – 40g lá mơ lông rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 15 phút cho loại hết vi khuẩn. Sau đó vớt ra để ráo nước và thái nhỏ đem bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi vắt lấy nước để uống. Cứ kiên trì dùng mỗi ngày một cốc lá mơ lông trong một thời gian sẽ thấy rõ kết quả.
- Chữa đau dạ dày bằng lá chè dây
Các mẹ bầu cũng có thể sử dụng lá chè dây để chữa đau dạ dày. Bạn sử dụng lá chè dây khô và chè dây tươi đều được,có chè dây tươi là tốt nhất. Sau khi rửa sạch, bạn đem om với nước nóng giống như om chè và dùng để uống hàng ngày. Sử dụng kiên trì một thời gian bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh đau dạ dày giảm hẳn. Điểm đặc biệt ở cây chè dây là nó không gây ra bất kỳ một tác dụng phụ nào, do đó rất an toàn cho thai nhi.
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý tránh các loại thực phẩm tuy có khả năng chữa đau dạ dày nhưng lại không tốt cho người đang mang bầu như mướp đắng, gừng tươi…
Trên đây là những điều cần biết để phát hiện ra dấu hiệu đau dạ dày khi mang thai cũng như cách xử lý. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích được cho nhiều người trong vấn đề này, Chúc các bạn sức khỏe!
Có thể bạn cần
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!