Cháo hạt sen với hồng xiêm non, cháo phật thủ nấu với đường phèn, canh mộc nhĩ nấu táo đỏ là những món ăn chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả mà các chuyên gia khuyên dùng.
Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng và được xem như một liệu pháp chữa bệnh tuyệt vời. Đối với người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn những thực phẩm giảm tiết dịch vị, giảm tác dụng của acid tiết lên niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nên bổ sung 3 món ăn hỗ trợ chữa bệnh dưới đây để giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
3 Món ăn chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Hãy áp dụng ngay 3 món ăn chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng dưới đây để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả nhất:
1. Canh mộc nhĩ đen và táo đỏ
Canh mộc nhĩ nấu táo đỏ được xem là một trong những món ăn chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng vô cùng tuyệt vời mà bạn nên bổ sung hàng ngay. Sở dĩ món ăn này tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày là vì: Táo đỏ có chứa nhiều chất keo giúp loại bỏ và thải các chất mangan, chì tồn đọng trong đường ruột ra ngoài. Đồng thời thành phần chất xơ nhiều giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, tốt cho dạ dày.
Ngoài ra, mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều khoáng chất, vitamin và có hàm lượng chất sắt cao tốt cho người bị viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày, táo bón, thiếu máu.
– Nguyên liệu món ăn gồm có: Mộc nhĩ đen 20g, táo đỏ 20 quả, điển thất 10g.
– Cách làm như sau: Táo đem bỏ hạt, mộc nhĩ ngâm với nước ấm rồi cắt bỏ phần chân. Cho tất cả vào nồi với một lượng nước vừa đủ để nấu canh, nấu sôi cho đến khi táo mềm là có thể ăn được. Mỗi ngày ăn một thang, bài thuốc có công dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả.
2. Cháo hạt sen với hồng xiêm non
Món ăn này khá quen thuộc, ngoài công dụng chữa viêm loét dạ dày thì cháo hạt sen hồng xiêm non còn là món ăn rất tốt cho những trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa.
– Nguyên liệu món ăn:
- 100g hạt sen.
- 15g hồng xiêm non.
- 100g bột gạo.
- 15g đường phèn.
Thông tin hữu ích cho bạn: Nguyên tắc ăn uống dành cho người viêm loét dạ dày
– Thực hiện món ăn: Đầu tiên, bạn gọt vỏ quả hồng xiêm, bỏ hạt và thái thành từng miếng vừa ăn, cho hồng xiêm vào cối giã dập. Tiếp theo, cho hồng xiêm đã giã dập vào nồi thêm 250ml nước và đun sôi thật kỹ, sau đó lọc lấy phần nước, bỏ bã.
Gạo và hạt sen đem nước cho nở mềm rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Khi dùng hạt sen bạn nên bỏ phần tâm sen để khi nấu cháo không bị đắng. Tiếp theo, bạn cho hỗn hợp bột gạo và hạt sen vào với hồng xiêm, vừa đun vừa khuấy đều với lửa nhỏ. Khi cháo chín thì bạn cho thêm đường phèn vào, tiếp tục đun sôi cho đến khi đường tan ra hết, bắc cháo xuống và có thể ăn ngay.
3. Cháo phật thủ nấu với đường phèn
Ngoài công dụng làm cây cảnh, quả phật thủ còn có vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng hóa đờm, hành khí chỉ thống, giúp tiêu hóa, cầm nôn mửa, chữa ho, chướng bụng. Đặc biệt, theo nghiên cứu khoa học, quả phật thủ có chứa tinh dầu và hesperidin, có tác dụng cho việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày.
– Nguyên liệu cần có:
- Quả phật thủ 15g.
- Đường phèn 15g.
- Gạo lức 100g.
– Cách chế biến: Quả phật thủ rửa sạch, đun sôi thật kỹ để lấy phần nước, bỏ bã. Sau đó đãi sạch gạo lức, cho gạo vào nồi nước phật thủ đã đun sôi và nấu cho đến khi gạo nhuyễn. Cho đường phèn vào nấu cho tan ra và bắc xuống khỏi bếp, lúc này có thể dùng ngay. Mỗi ngày ăn từ 2-3 lần, mỗi lần ăn một bát, bổ sung thường xuyên món ăn này không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Trên đây là hướng dẫn 3 món ăn chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đơn giản mà hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Trong quá trình chữa bệnh bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nếu trường hợp bệnh nặng thì nên nhanh chóng thăm khám và điều trị ngay, tránh chần chừ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
→ Không thể bỏ qua: Chữa khỏi bệnh viêm loét dạ dày bằng 7 bài thuốc dân gian
Bài được quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!